Ngôn ngữ lập trình Go hay còn được gọi với cái tên Golang, phát triển bởi nhóm chuyên gia của Google và hiện vẫn còn khá mới mẻ trong cộng đồng.
Ngôn ngữ lập trình Go là gì?
Go được thiết kế và phát triển bởi Robert Griesmer, Rob Pike và Ken Thompson, chính thức ra mắt vào 10/11/2009. Go hoạt động dựa trên mã nguồn mở, được phát hành dựa trên chứng chỉ BSD với mục đích nâng cao hiệu suất làm việc của các lập trình viên. Nó cũng nhận được sự chào đón của đông đảo mọi người, sự đóng góp ý tưởng, thảo luận và mã liên quan đến nó.
Go có cú pháp đơn giản, ngắn gọn, giúp thực hiện mọi việc một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao.
Mọi hoạt động trong Go đều được biên dịch sang ngôn ngữ máy một cách nhanh chóng, mang lại sự tiện lợi trong việc quản lý bộ nhớ, cũng như hoạt đọng run-time.
Go ra đời với sứ mệnh sẽ giúp ngành công nghiệp phần mềm khai thác nền tảng đa lõi trong bộ vi xử lý, cùng hoạt động đa nhiệm được tốt hơn.
Cú pháp của ngôn ngữ lập trình Go
Go có cú pháp rất giống với ngôn ngữ C, nó được thiết kế để có cú pháp súc tích và dễ đọc. Cho phép lập trình viên vừa khai báo, vừa có thể khởi tạo biến cùng một lúc mà không cần phải chỉ định kiểu dữ liệu i:=3 hoặc name:="hello, world!", điều này trái ngược với C int i = 3; và const char *s = "hello, world!".
Ở cuối mỗi dòng lệnh cũng không cần kết thúc bằng dấu chấm phẩy và mỗi hàm có thể trả về nhiều hơn một giá trị.
Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Go
- Go là ngôn ngữ biên dịch, sử dụng khá nhiều dòng lệnh trong quá trình hoạt động.
- Go vừa là tên ngôn ngữ, vừa là tên của bộ công cụ sử dụng trong quá trình xây dựng và tương tác với những chương trình được tạo ra bởi ngôn ngữ này.
- Không giống như Python hay JS, khi làm việc với Go ta cần khai báo kiểu dữ liệu cho các giá trị biến trong static-typed.
- Trình biên dịch có khả năng biết trước được mọi thông tin liên quan đến kiểu dữ liệu, nhằm giảm thiểu các lỗi, cùng các lỗi bộ nhớ tiềm ẩn, đồng thời giúp nó tạo ra thêm nhiều mã thực hiện.
- Ngoài ra, Go còn có thể cung cấp các struct cho phép tạo ra kiểu dữ liệu riêng, thông qua việc kết hợp một hay nhiều loại lại với nhau.
- Nguyên lý thiết kế của Go là tạo ra các thành phần lớn, bằng cách kết hợp các phần nhỏ, cùng việc mô-đun hóa.
- Go ra đời cung cấp nhiều khả năng giúp bạn có thể tạo ra các chương trình một cách độc lập. Nhờ cơ chế này mà bạn dễ dàng tạo ra các chương trình tận "lõi" trên CPU và tối ưu hóa sức mạnh từ mạng máy tính.
- Bộ lập trình thời gian của Go là một phần mềm phức tạp quản lý các goroutine đã tạo và cần thời gian xử lý.
Khi nào nên sử dụng ngôn ngữ lập trình Go?
Phân phối các network service (dịch vụ mạng)
Đa phần các ứng dụng mạng (network application) hoạt động tốt hay không đều phụ thuộc vào concurrency, cùng các tính năng native concurrency của Go. Đặc biệt, là các goroutines và channel đều phù hợp với tác vị đó. Chính điều này, khiến Go luôn góp mặt trong các dự án dành cho mạng, các chức năng distributed, cùng các dịch vụ đám mây như API, web server, minimal frameworks phục vụ công việc cho các web application.
Sự phát triển của cloud-native
Nhờ có tính năng concurrency, hệ thống network, cùng với sự linh hoạt của Go, mà nó được góp mặt trong quá trình xây dựng ứng dụng cloud-native.
Từ lâu, Go đã được lựa chọn để phát triển các nền tảng ứng dụng có trên Cloud-native, hay các ứng dụng hệ thống containerization docker.
Thay thế cho cơ sở hạ tầng hiện có
Các phần mềm hoạt động chủ yếu dựa vào hạ tầng Internet đã có phần hơi lạc hậu.
Việc sử dụng ngôn ngữ Go trong quá trình viết lại chương trình mang lại khá nhiều lợi ích, đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của bộ nhớ được tốt hơn, dễ dàng triển khai trên nhiều nền tảng. Đặc biệt, việc một code base "nguyên vẹn" sẽ giúp cho quá trình bảo trì được thực hiện nhanh chóng trong tương lai.