Sự khác nhau giữa coder và developer

Sự khác nhau giữa coder và developer
Trong lập trình, có khá nhiều vị trí gây nhầm lẫn với những người ngoài ngành, phổ biến là giữa coder và developer.

Coder và developer đều là hai vị trí công việc thường được sử dụng trong ngành lập trình. Với những người mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình, khi nghe qua đều tưởng nó giống nhau.

Nhưng thực chất, chúng lại là hai mảng công việc hoàn toàn khác nhau.

Nếu bạn cũng đang tò mò về sự khác nhau giữa coder và developer, thì hãy cùng theo dõi nội dung mà Tự Học Lập Trình sẽ mang đến bên dưới nhé!

Về định nghĩa

Coder

Coder được hiểu là những người phụ trách việc viết code, giúp các ứng dụng khi hoàn thiện có thể vận hành một cách mượt mà và ổn định.

Nhờ đó, đem đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.

Developer

Còn developer là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết mã, thành thạo hai đến ba loại ngôn ngữ lập trình. 

Đặc biệt, họ có khả năng tạo ra các đoạn mã code "sạch", hạn chế được tình trạng khi đưa chương trình vào vận hành thực tế.

Sự khác nhau giữa coder và developer

Công việc chính

Những coder thường chỉ đảm nhận một phần công việc ở giai đoạn viết code cở bản.

Trái ngược với coder, các developer có thể tự mình hoàn thiện một sản phẩm hoàn chỉnh, từ thiết kế đến kiểm thử. Bởi họ có am hiểu mọi vấn đề trong lập trình theo cách tổng quát.

Sự khác nhau giữa coder và developer

Yếu tố nhận biết

Đối với coder

  • Có kiến thức về một hay nhiều ngôn ngữ lập trình.
  • Có thể giải quyết vấn đề thông qua việc sử dụng mã.
  • Có khả năng làm việc độc lập hiệu quả.
  • Am hiểu về cơ sở hạ tầng, cùng những hệ thống có liên quan phục vụ cho việc triển khai ứng dụng.
  • Có khả năng viết các bài kiểm tra về sự tự tin cá nhân trong codebase.
  • Biết cách sử dụng kiểm soát các version.

Sự khác nhau giữa coder và developer

Đối với developer

  • Biết cách làm việc phối hợp giữa các thành viên trong team.
  • Tạo ra các bài kiểm tra về sự tự tin cho nhóm và doanh nghiệp trong codebase.
  • Hiểu và tham gia vào nguyên tắc quản lý dự án hay mô hình Agile.
  • Có thể làm việc được cùng chủ dự án - người quản lý - khách hàng, hoặc những khách hàng ở những cấp tính năng.
  • Nhận thức được nhu cầu kinh doanh, cũng như sự đánh đổi.
  • Có khả năng xây dựng tài liệu cho các thành viên nhóm hiện tại và ở tương lai.

Sự khác nhau giữa coder và developer