Sự khác biệt giữa Senior Developer và Junior Developer
Bạn đã biết được những điểm khác nhau giữa Senior và Junior Developer hay chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Sự khác biệt về mặt kiến thức
Nghe thôi cũng đã biết Senior Developer hẳn phải có nhiều năm kinh nghiệm làm việc hơn so với Junior Developer.
Junior Developer cần phải am hiểu những kiến thức về design pattern, automating testing, security, performance... để rút ngắn khoảng cách và nhanh chóng trở thành Senior Developer.
Có một điều vô cùng quan trọng đối với các lập trình viên phần mềm là không chỉ cần am hiểu về mặt kiến thức, mà còn phải nắm vững quy trình hoạt động cốt lõi được thực hiện ra sao.
Do vậy, việc sở hữu nhiều kiến thức cũng chưa thể nói lên được rằng lập trình viên nào đó thật sự giỏi trong nghề. Đây chỉ là một trong những yếu tố giúp họ làm được những công việc bắt buộc mà thôi!
Sự khác biệt về mặt coding
Những người không làm việc trong ngành vẫn thường luôn nghĩ coding chỉ đơn giản là việc giao tiếp giữa con người và máy tính.
Tuy nhiên, giai đoạn cuối cùng của coding chính là quá trình biên dịch chúng sang ngôn ngữ máy 0-1.
Cách bố trí cũng như trình bày trong quá trình viết code buộc phải có ý nghĩa, để những lập trình viên khác dễ dàng đọc hiểu khi làm việc với chúng trong tương lai.
Đối với Junior Developer, trước khi thực hiện việc lập trình, họ cần phải làm quen với các thao tác liên quan đến những tính năng mới và cách fix bug. Đây chắc chắn là điểm khác biệt lớn so với Senior Developer.
Sự khác biệt trong cách thực hiện công việc
Khi chỉ mới là Junior Developer, bạn sẽ luôn muốn chứng minh rằng mình có khả năng tạo ra những dòng code ấn tượng một cách nhanh chóng.
Chính vì thế, ngay từ khi được phân công nhiệm vụ, bạn sẽ nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm, sau đó bàn giao lại cho những người quản lý chất lượng và kiểm tra phần mềm (QA).
Việc này có thể giúp bạn gây được ấn tượng tốt trong lòng mọi người, nhưng đối với những QA thì lại chưa hẳn.
Điểm khác biệt giữa Senior Developer và Junior Developer ở đây chính là:
- Đối với Senior Developer: Trước khi bắt tay vào làm một dự án nào đó, dù lớn hay nhỏ, họ vẫn luôn có thói quen lập trước bản kế hoạch cụ thể. Việc này sẽ giúp ích cho cả team trong quá trình thực hiện công việc, khiến nó diễn ra một cách suôn sẻ và thuận lợi hơn.
- Đối với Junior Developer: Khi nhận được dự án mới, họ thường ngay lập tức bắt tay vào làm và cố gắng hoàn thiện một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, chính việc này có thể khiến chương trình dễ phát sinh lỗi khi đưa ra sử dụng, gây mất thời gian chỉnh sửa về sau.
Vì vậy, các lập trình viên dù mới vào nghề hay đã có kinh nghiệm lâu năm, cũng nên tập cho mình một thói quen tốt là lên sẵn kế hoạch. Hãy thử đặt mình vào vị trí người dùng để cân nhắc kỹ những gì cần code trước khi thực hiện dự án nào đó, tránh gây mất thời gian fix bug sau này.
Như vậy, bạn mới được đánh giá cao trong mắt mọi người và không phải ở trong tâm trạng lo lắng ngay cả khi đã hoàn thành nhiệm vụ, chỉ vì sợ chương trình do chính mình thực hiện có thể xảy ra lỗi bất cứ lúc nào.
Sự khác biệt về khả năng đơn giản hóa
Junior Developer thường có xu hướng viết code theo dạng "cool ngầu", nhằm tạo sự khác biệt và gây ấn tượng với người khác. Tuy nhiên, đôi khi việc này lại khiến những câu lệnh trở nên phức tạp, khó hiểu hơn khi đồng nghiệp cần tham khảo, kiểm tra.
Lúc này, nếu có bất kỳ sai sót nào trong cách viết code, đồng nghiệp sẽ phải mất khá nhiều thời gian để đọc và chỉnh sửa lại. Điều này không giúp bạn gây được ấn tượng, mà còn khiến họ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Ngược lại, Senior Developer sẽ biết cách làm như thế nào cho những dòng code của họ được đơn giản hóa, để ngay cả người mới vào nghề cũng có thể dễ dàng hiểu được chúng.
Chính vì vậy, nếu đã xác định muốn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, thì bạn nên học cách viết code sao cho thật đơn giản và ngắn gọn để ai cũng có thể hiểu được chúng. Hãy chú ý bổ sung thêm phần comment.
Sự khác việt trong vấn đề luôn sẵn sàng với những thử thách mới
Trong thế giới công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, bạn buộc phải luôn ở trạng thái sẵn sàng đón nhận và tiếp thu những kiến thức mới bất cứ lúc nào.
Khi Junior Developer bị chuyển sang học một ngôn ngữ mới, họ sẽ luôn cảm thấy lo lắng vì phải bắt đầu lại mọi việc.
Nhưng đối với Senior Developer chính hiệu - những người đã có đủ kinh nghiệm làm việc, thì dù có khó khăn ra sao, họ cũng đều luôn sẵn sàng đón nhận trong trạng thái bình tĩnh và vui vẻ.
Chính điều này khiến cho quá trình học tập của Senior Developer trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn so với Junior Developer.
Cho dù bạn có đang là Senior hay Junior Developer thì cũng hãy nhớ luôn phải đặt mình trong trạng thái sẵn sàng đón nhận mọi kiến thức mới mẻ nhé!
Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về hai khái niệm này, thì có thể tham khảo thêm bài viết "Junior và Senior Developer là gì?" mà Tự Học Lập Trình đã cung cấp trước đó.