Senior Developer là gì?

Senior Developer là gì?
Trong giới lập trình viên thường được chia ra 2 dạng là Senior Developer và Junior Developer.

Việc chủ yếu của các Junior Developer là học về công nghệ, cấu trúc dự án và học cách viết code hoàn thiện. Vậy còn Senior là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây của Tự Học Lập Trình nhé!

Senior Developer là gì?

Một lập trình viên được gọi là Senior khi họ đã đủ sự hiểu biết, có kinh nghiệm dày dạn và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đang làm việc. Mỗi khi gặp khó khăn họ sẽ luôn tìm được cách khắc phục và giải quyết nhanh. Senior Developer có khả năng làm việc độc lập để đem lại hiệu quả cao nhất.

Những người đi làm từ 4-5 năm thì tạm gọi là Senior. Tuy nhiên, nếu thời gian lâu năm nhưng chỉ làm những task nhỏ hay các công việc lặt vặt, không trau dồi thêm kiến thức thì cũng không khác Junior là mấy. Vì vậy, số năm đi làm chưa đủ để đánh giá, phân loại một Senior. Mỗi công ty có nhiều cấp bậc, tùy thuộc vào năng lực và trình độ mà các lập trình viên sẽ được phân theo cao thấp khác nhau.

Senior Developer là gì?

Vì sao Senior Developer luôn được coi trọng?

Trong các công ty Senior Developer sẽ được coi trọng một cách đặc biệt vì những lý do sau đây:

  • Họ là những người có thâm niên lâu năm, kinh nghiệm làm việc nhiều, được coi như một bậc tiền bối.
  • Họ có thể giải quyết các vấn đề khó khăn một các dễ dàng hơn và tìm cách khắc phục những sai lầm tương tự.
  • Họ có thể fix được lỗi của người khác, chứ không riêng gì vấn đề của mình.
  • Họ có chuyên môn cao, có khả năng chỉ dẫn cho người mới trong công việc.
  • Họ thường là người hướng dẫn các Junior mới vào nghề.

Senior Developer là gì?

Các kỹ năng cần có của một Senior

Mỗi lĩnh vực thì cần có những kỹ năng đặc thù riêng biệt, tuy nhiên, để làm một Senior Developer chuyên nghiệm bạn cần vài kỹ năng cơ bản sau:

  • Kỹ năng lãnh đạo: Là một nhân viên cấp cao, bạn tất nhiên phải có kỹ năng tổ chức - lãnh đạo, phải lập được kế hoạch dạy các Junior như thế nào, giao công việc cho những người mới và quản lý tốt những người cấp dưới. Ngoài chuyên môn giỏi thì kỹ năng lãnh đạo sẽ góp phần giúp con đường sự nghiệp của bạn được thăng tiến, để đảm nhận các vị trí cao hơn.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Dù bạn là ai thì kỹ năng này rất quan trọng. Có chuyên môn giỏi và xuất sắc thôi chưa đủ, bạn cần biết hỗ trợ, giúp đỡ, góp ý để cả team ngày càng phát triển và tiến bộ hơn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khi bạn làm mentor cho những người mới vào làm, bạn phải giao tiếp tốt với họ, giúp đỡ họ hòa nhập với cộng đồng công ty. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ trình bày quan điểm, truyền tải được ý tưởng, tránh những hiểu lầm không đáng có.

Senior Developer là gì?

Dù là Senior hay Junior thì bạn cũng phải luôn luôn học hỏi tìm tòi cái mới, trau dồi kiến thức mỗi ngày. Trong môi trường khắc nghiệt như hiện nay, dù bạn có là Senior, nếu không chịu cập nhật kiến thức, giữ khư khư cái cũ, thì sẽ nhanh chóng lỗi thời và bị đào thải.