Các khái niệm cơ bản về Junior và Senior Developer mà bạn cần nắm khi bắt đầu nghề lập trình viên.
Junior và Senior Developer là gì?
Junior developer
Thuật ngữ được dùng chỉ những người mới vào nghề , còn ít kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Những người này họ chỉ biết sơ về công nghệ chứ không sâu, họ chỉ mới được tiếp xúc với bề nổi của các vấn đề.
Senior developer
Thuật ngữ nói về những người có trình độ cao trong nghề lập trình viên, có kinh nghiệm viết code từ 3 đến 4 năm. Do đã có kinh nghiệm trong nghề nên họ sẽ bình tĩnh nhìn nhận vấn đề một cách bao quát nhiều khía cạnh hơn. Nhờ có nhiều kinh nghiệm trong nghề nên họ rất được ưu ái, trọng dụng và được giữ các vị trí cao trong dự án như leader của team.
Sự khác biệt giữa Junior và Senior developer
- Trình độ chuyên môn: đòi hỏi khá gắt gao đối với các Senior. Những người ở cấp Junior chỉ được phân những việc của người học nghề, còn các Senior thì được phụ trách các dự án lớn và quan trọng hơn.
- Trình độ làm việc: Senior có trình độ cấp cao, Junior thì chỉ ở trình độ cơ bản. Họ có khả năng giải quyết mọi khó khăn một cách nhanh nhạy và chuyên nghiệp hơn các Junior.
- Cách nhìn nhận vấn đề: Junior chỉ tìm cách giải quyết vấn đề và kết quả nhận được. Còn Senior, họ chú trọng đến những kinh nghiệm cũng như các bài học rút ra sau khi vấn đề đó được giải quyết để tránh lặp lại.
Các kỹ năng để trở thành Senior thành công
- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp: công việc buộc họ luôn phải đưa ra các đề xuất và giảng giải ý kiến của mình nên điều này khá quan trọng. Vì vậy, họ phải giao tiếp sao cho thật ngắn gọn và xúc tích để mọi người có thể tiếp nhận quan điểm của mình.
- Kỹ năng lãnh đạo: là người dẫn dắt các thành viên trong team cùng tiến bộ, nên kỹ năng này cần được trau dồi và rèn luyện nhiều.
- Kỹ năng teamwork: Senior là người kết nối cả team lại với nhau, nên khả năng làm việc nhóm để bù đắp và trau dồi thêm kiến thức cho các thành viên khác trong đội rất quan trọng. Yếu tố này quyết định nhiều đến hiệu quả công việc của cả đội.
Ngoài một số kỹ năng trên, thì bạn cũng phải là một người chịu đựng được áp lực cao, biết tư duy học hỏi và nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể hơn. Bạn cũng cần rèn luyện cho mình khả năng tư duy linh động và kết hợp với lý thuyết và kinh nghiệm thực tế.