Sự khác biệt giữa Junior Dev và Senior Dev

Sự khác biệt giữa Junior Dev và Senior Dev
Bạn đã biết rõ về các cấp độ trong lập trình, muốn tìm hiểu về sự khác biệt giữa Junior Dev và Senior Dev. Vậy hãy cùng khác phá với Tự Học Lập Trình nhé!

Tìm hiểu về Junior Dev

Junior Dev là thuật ngữ dùng để chỉ những người có kiến thức nền tảng trong lập trình, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, thậm chí họ chỉ vừa mới tốt nghiệp Đại học và đang trong giai đoạn tìm kiếm công việc phù hợp.

Những người được gọi là một Junior Dev sẽ không tự mình hoàn thành những công việc phức tạp, nên rất cần đến sự trợ giúp của các thành viên trong team.

Công việc chính của Junior Dev thường chỉ là những công việc đơn giản như viết code, thực hiện sửa lỗi và hoàn thành một số task nhỏ trong dự án.

Đa phần khi tuyển dụng cho vị trí này, các doanh nghiệp sẽ không đặt ra các yêu cầu quá cao đối với ứng viên của mình.

Để có thể đảm nhận các công việc ở vị trí này, bạn chỉ cần đảm bảo rằng, code có thể chạy và hoàn thành đúng các chức năng theo yêu cầu.

Trong quá trình thực hành và làm việc, lâu dần sẽ giúp cho Junior Dev có thể làm quen với hệ thống, code base và tích lũy đủ kinh nghiệm để trở thành một Senior Dev. 

Sự khác biệt giữa Junior Dev và Senior Dev

Tìm hiểu về Senior Dev

Senior Dev là cấp bậc cao hơn so với Junior Dev, họ là những người có nhiều kinh nghiệm về cả về số năm làm việc lẫn trình độ. 

Để có thể đảm nhận các công việc ở vị trí này, đòi hỏi bạn phải có đủ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ và ngôn ngữ, đặc biệt có nhiều thời gian thực chiến trong các dự án.

Đối với Denior Dev, một phần mềm tốt phải là một phần mềm có thể làm được những nó cần làm, đồng thời dễ dàng mở rộng phục vụ cho việc phát triển sau này.

Trong quá trình làm việc, các Senior Dev sẽ không nghĩ về các Class, phương pháp hay chức năng… ở mức thấp, mà chỉ tập trung vào việc phát triển các mẫu thiết kế ứng dụng và hướng đối tượng.

Sự khác biệt giữa Junior Dev và Senior Dev

Sự khác biệt giữa Junior Dev và Senior Dev

 

Junior Dev

Senior Dev

Kinh nghiệm làm việc

Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế.Có từ 3 đến 4 năm kinh nghiệm, đặc biệt phải có kiến thức nhiều và các kỹ năng liên quan đến Technical tốt.

Khả năng công nghệ

Chưa có nhiều kiến thức về công nghệ, hoặc chỉ mới tìm hiểu qua sách, vở và tài liệu.Có nhiều kiến thức về công nghệ, ngôn ngữ khi thực hiện các dự án trong thực tế. Đồng thời, am hiểu chuyên sâu về những công nghệ đó.

Kỹ năng viết code 

Chỉ cần tạo ra những dòng code và cho chúng chạy được, đồng thời đáp ứng đúng các chức năng đề ra.Các đoạn code phải gọn gàng, dễ bảo trì, biết cách sử dung Design pattern hỗ trợ khi cần và giải quyết được các vấn đề phát sinh.

Khả năng quản lý công việc

Thường chỉ được giao những việc như fix bug, code những task nhỏ, giúp họ có thể tìm hiểu thêm về hệ thống, làm quen dần với code base.Đảm nhận code những module lớn hơn, đồng thời phải biết chia module thành những task nhỏ, đưa ra estimation và giao việc cho người khác nếu cần.

Khả năng sửa lỗi, giải quyết vấn đề

Mất nhiều thời gian để tìm hiểu, xem xét nguyên nhân xuất hiện bug, tìm hướng khắc phục rồi mới tiến hành fix bug.Do đã có thời gian thực chiến lâu năm, nên có thể dự đoán được những nguyên nhân gây ra lỗi, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục vấn đề. Đối với một vấn đề, họ có thể đưa ra được nhiều hướng giải quyết và lựa chọn được cách khắc phục tối ưu nhất.

Thái độ và trách nhiệm

Phần lớn thời gian trong công việc của Junior Dev đều dành cho việc học kiến thức, như công nghệ, cấu trúc hiện tại của dự án, cách làm đúng quy trình và cách viết code cho đúng dắn từ Senior Dev.Còn Senior Dev sẽ là người lựa chọn công nghệ, đặt ra quy trình và cải tiến quy trình cho phù hợp. Đặc biệt, họ còn phải định hướng cho các Junior Dev cách hòa nhập với team, cũng như cách Review Code khi cần, nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho chương trình.

Sự khác biệt giữa Junior Dev và Senior Dev