Developer là từ dành để chỉ những người theo học ngành lập trình, tuy nhiên, bên trong đó còn các khái niệm khác như Junior Developer.
Junior Developer là gì? Công việc cụ thể của họ ra sao? Hãy cùng Tự Học Lập Trình tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Junior Developer là gì?
Là danh từ dành để chỉ những lập trình viên có ít hơn 2 năm kinh nghiệm trong công việc (ví dụ như sinh viên vừa ra trường). Junior Developer là những người chưa biết nhiều về công nghệ, framework, hoặc chỉ tìm hiểu sơ sơ chứ chưa dùng nó trong thực tế bao giờ. Họ chỉ cần viết code cho chạy được, hoàn thành đúng chức năng đã đề ra.
Khi gặp khó khăn, Junior Developer sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu xem lỗi ở đâu, làm sao giải quyết, sau đó mới bắt đầu fix bug. Chính vì điều này mà các doanh nghiệp lớn thường hạn chế việc tuyển dụng Junior Developer.
Công việc của Junior Developer là gì?
Tại các công ty, doanh nghiệp... Junior Developer thường được giao cho công việc sửa lỗi, thực hiện những task nhỏ. Điều này giúp họ tìm hiểu thêm về hệ thống, làm quen dần với code base.
Với những Junior web Developer họ sẽ được giao những công việc như thiết kế chủ đề tùy chỉnh cho các nền tảng có sẵn: WordPress và Wix... Hoặc phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng SQL để giúp thông báo tiếp thị...
Khó khăn của Junior Developer là gì?
Là một người mới bắt đầu và có ít kinh nghiệm, các Junior Developer phải chịu rất nhiều khó khăn:
- Cảm thấy năng lực mình kém cỏi, dẫn đến chán nản công việc.
- Không được giao cho các công việc mình yêu thích, mà chỉ làm những việc lặt vặt.
- Mức lương dành cho các Junior Developer không cao, khiến họ không có hứng thú làm việc.
- Khó tìm được một công ty như ý, như đã nói, các doanh nghiệp lớn thường hạn chế việc tuyển những người có ít kinh nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.
Lời khuyên cho những Junior Developer
- Cần tìm một người hướng dẫn các kỹ năng và dành thời gian để định hướng lại bản thân cũng như quá trình làm việc.
- Chỉ cần tập trung vào code, luyện tập viết code hằng ngày để nâng cao trình độ. Không nên chú trọng việc "phát triển phần mềm".
- Tự nhìn nhận lỗi sai và khắc phục, không nên quá tự cao vào bản thân.
- Cần trau dồi thêm các ngôn ngữ lập trình để tăng khả năng tìm kiếm việc làm.