Nghề lập trình hiện đang là một công việc khá hot trên thị trường, nó được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau, trong đó có vị trí Junior Dev.
Junior Dev là gì?
Junior Dev là một thuật ngữ dùng để ám chỉ những lập trình viên có dưới 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lập trình.
Đa phần các Junior Dev thường có khá ít kinh nghiệm làm việc trong các dự án thực tế, khả năng hiểu biết về công nghệ thông tin vẫn còn khá hạn hẹp.
Hiện tại, khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí Junior Dev nhà tuyển dụng cũng chỉ yêu cầu họ biết viết code, đồng thời đảm bảo rằng các đoạn code có thể thuận lợi chạy trên một số nền tảng nhất định.
Ngoài ra, một Junior Dev còn cần phải biết sửa lỗi, thực hiện được các nhiệm vụ liên quan khác, nhằm giúp bản thân người thực hiện có thể hiểu rõ hơn về quá trình vận hành của hệ thống, code base và nhanh chóng “leo” được lên vị trí Senior Dev.
Kỹ năng chuyên môn của một Junior Dev
Muốn thực hiện được các nhiệm vụ được giao khi đảm nhận vị trí Junior Dev, đòi hỏi bạn phải là người có các kỹ năng chuyên môn như:
- Kỹ năng giả quyết vấn đê, kèm theo đó là sự tháo vát, có khả năng đánh giá các vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau để nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
- Có kinh nghiệm xử lý các sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
- Thành thạo quy trình kiểm tra và debugs cơ bản.
- Hiểu biết về cách thức hoạt động của công nghệ cốt lõi mà công ty bạn làm đang thực hiện.
- Có các kỹ năng viết code linh hoạt và có thể hỗ trợ nhiều thành viên và các khía cạnh trong nhóm của bạn khi cần thiết.
Công việc của Junior Dev
Thông thường, một Junior Dev cần phải thực hiện tốt các công việc như:
- Code trang đăng ký / đăng nhập.
- Thực hiện cắt giao diện.
- Xây dựng trang quản lý, với các chức năng thêm, sửa, xóa và liệt kê.
Phương pháp để trở thành Junior Dev
Bạn có ý định theo đuổi nghề lập trình, đang trong giai đoạn làm quen với các kiến thức căn bản trong lập trình hay thậm chí là đang đảm nhận vị trí Fresher trong lập trình và mong muốn trở thành một Junior Dev thực thụ.
Vậy thì hãy tham khảo qua một vài bí quyết mà Tự Học Lập Trình sẽ đề cập bên dưới nhé!
- Trang bị kiến thức nền tảng vững vàng về lập trình.
- Thường xuyên thực hành nâng cao khả năng viết, cũng như chạy code của bản thân.
- Rèn luyện nâng cao kỹ năng quản lý công việc hiệu quả.