Java và JavaScript hiện là hai ngôn ngữ khá phổ biến trong lập trình. Vậy bạn đã biết cách phân biệt chúng chưa, cùng tìm hiểu với Tự Học Lập Trình nhé!
Tìm hiểu về Java
Java là một ngôn ngữ lập trình thuần hướng đối tượng, được phát triển bởi James Gosling và chính thức giới thiệu trên thị trường năm 1995.
Khi mới vừa ra mắt trên thị trường, Java thuộc quyền quản lý bởi Sun Microsystem, sau đó ngôn ngữ này đã được tập đoàn Oracle và phát triển cho đến ngày nay.
Mục đích Java được "ra đời" là hỗ trợ quá trình xây dựng và phát triển các ứng dụng vận hành trên mọi nền tảng.
Ngôn ngữ này còn có thể được sử dụng trong việc viết ứng dụng nhúng, ứng dụng web, ứng dụng doanh nghiệp. Hiện đây cũng là nền tảng có độ ứng dụng rộng rãi nhất trên khắp thế giới.
Đặc trưng của Java
- Chỉ mất thời gian viết mã một lần mà có thể tái sử dụng lại trên các nền tảng máy tính khác.
- Là ngôn ngữ đa luồng, sở hữu tính năng quản lý bộ nhớ tự động.
- Hỗ trợ cho quá trình xây dựng các ứng dụng hướng đối tượng.
Ứng dụng của Java
- Phục vụ cho hoạt động phân tích dữ liệu lớn.
- Phát triển phần mềm doanh nghiệp.
- Xây dựng các ứng dụng hoạt động trên nền tảng Android.
- Lập trình nên các thiết bị phần cứng.
- Góp phần phát triển các công nghệ phía Server như Apache, GlassFish...
Tìm hiểu về JavaScript
JavaScript nổi tiếng là một ngôn ngữ kịch bản, hỗ trợ lập trình viên trong việc tạo ra các website có khả năng tương tác tốt với người dùng.
Ngôn ngữ này được xây dựng bởi sự kết hợp giữa Brendan Eich và Netscape cũng vào năm 1995, tương tự nhưu Java.
Khi mới được ra mắt, JavaScript chỉ ở dạng một file script, với khả năng làm việc linh hoạt hỗ trợ cho các chức năng xử lý thông tin phía Client trước khi gửi đến Server.
Trên thực tế, JavaScript không hẳn là một ngôn ngữ lập trình, mà nó chỉ là bộ hỗ trợ trên Browser, trang bị nhiều thư viện, Framework được viết để hỗ trợ các công việc của lập trình viên.
Hoạt động chủ yếu phía Client, nên có thể vận hành ngay trong trình duyệt web mà không cần lấy bất kỳ mã nào của máy chủ từ xa.
Đặc trưng của JavaScript
- Sở hữu cú pháp đơn giản, phù hợp với cả những người chưa có nhiều kiến thức trong nghề lập trình.
- Là ngôn ngữ có thể hoạt động trên mọi nền tảng.
- Có thể ứng dụng cho cả phía Server lẫn Client.
- Có công cụ kiểm thử tự động mạnh mẽ.
Ứng dụng của JavaScript
- Hỗ trợ công việc cho Backend thông qua Node.JS.
- Hỗ trợ một số công việc cho Frontend, với các Framework như Angular, jQuery, Vue.js, ReactJS...
- Góp phần xây dựng ứng dụng SPA.
- Với sự hỗ trợ của React Native, PhoneGap... để xây dựng nên các ứng dụng di động.
Phân biệt Java và JavaScript
Điểm giống nhau giữa Java và JavaScript
Cả Java và JavaScript đều phục vụ cho các ứng ụng đang vận hành phía Client.
Ngoài ra, cả hai ngôn ngữ này đều sử dụng các cú pháp lệnh tương tự như ngôn ngữ C.
Và cuối cùng, JavaScript sử dụng lại một số quy tắc đặt tên trong Java.
Điểm khác nhau giữa Java và JavaScript
Java | JavaScript | |
Thiết kế | Là lập trình hướng đối tượng (OOP). | Hoạt động như một ngôn ngữ lập trình chức năng (Functional Programming). |
Hoạt động | Là ngôn ngữ hoạt động một cách độc lập. | Để hoạt động cần được tích hợp vào một chương trình HTML mới có thể thực thi. |
Về cơ chế | Thực thi chương trình dựa trên cơ chế biên dịch (Compile). | Chương trình được thực thi bởi cơ chế thông dịch (Interpreted). |
Run và Debugs | Muốn Execute trong Java ta cần Java Compiler. Đồng thời, nhờ đến sự hỗ trợ của các IDE như Eclipse, Netbeans, Intelij... phục vụ cho việc Debug Java code. | Còn với JS, muốn Execute phải có sự hỗ trợ của Web Browser. Khi cần Debugs, bạn có thể thực hiện trên Browser với việc mở chế độ Deverloper Tool và xem Log JS trên Browser ở chế độ Console được hỗ trợ. |
Variable | Dữ liệu ở dạng Static Type. | Dữ liệu thường ở dạng Dynamic Type. |
Method | Access Modifier Returntype Methodname(params). | Function Methodname(params). |
Tính phức tạp | Là một ngôn ngữ phức tạp để theo học. | Là ngôn ngữ đơn giản, dễ tiếp thu kiến thức. |
Khả năng lưu trữ | Đòi hỏi số lượng lớn bộ nhớ. | Không bắt buộc số lượng bộ nhớ |
Compare | Sử dụng "= =" để so sánh dữ liệu theo giá trị, cùng phương thức equal() khi so sánh dữ liệu theo Reference. | Sử dụng "= =" để so sánh dữ liệu theo giá trị Data Type. |
Object | Cần có sự hỗ trợ của Class và Contructor khi tạo các Object. Truy cập property của object thông qua phương thức get(), set()... | Object có thể được tạo trực tiếp mà không cần định nghĩa cụ thể kiểu dữ liệu cho từng thuộc tính. Các Property trong JS ở chế độ Public và có thể truy cập trực tiếp với cú pháp person.firstName hay person["firstName"]. |