Giới thiệu về HTML, CSS và JavaScript
HTML, CSS và JavaScript là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng đối với các lập trình viên, đặc biệt là những ai đang hoạt động trong mảng web.
Giới thiệu về HTML
HTML - HyperText Markup Language, một loại ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản và thường được ứng dụng trong các tài liệu web.
Xét về cơ bản, HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình, nó chỉ là một loại ngôn ngữ dùng để xác định đâu mới là ý nghĩa, là mục đích và cấu trúc trong một document.
Nhờ có sự kết hợp của bộ ba HTML, CSS và JavaScript mà mọi công việc của các lập trình viên website trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của World Wide Web, HTML đã trở thành một thành phần vô cùng hữu ích dành cho các nhà phát triển Browser.
Tuy vậy, nhưng việc xây dựng và phát triển HTML theo hướng độc lập, gây ra nhiều rắc rối khi mỗi website lại hiển thị khác nhau trên các Browser riêng biệt.
Cũng chính bởi việc này mà W3C đã chính thức phát hành bộ tiêu chuẩn cho HTML, giúp mọi hoạt động được thống nhất chặt chẽ và đồng bộ hơn với nhau.
Khi các lập trình viên ứng dụng HTML vào công việc, họ sẽ dễ dàng thực hiện được các công việc sau:
- Xây dựng bảng, thực hiện điều khiển những kiểu mẫu theo mục đích sử dụng.
- Thực hiện thêm tiêu đề, định dạng văn bản và ngắt dòng điều khiển.
- Tạo danh sách, làm nổi bật văn bản, tạo những ký tự đặc biệt, chèn hình ảnh và tạo các liên kết hỗ trợ.
Muốn HTML phát huy hết năng suất hoạt động, bạn cần biết cách phối hợp nó với CSS và JavaScript.
Giới thiệu về CSS
CSS - Cascading Style Sheets, ngôn ngữ này sẽ giúp website thể hiện được phong cách riêng của nó khi hiển thị đến người dùng.
Việc hiển thị các thành phần HTML ở Frontend trên website sẽ do CSS hoàn toàn chịu trách nhiệm quản lý.
Chính vì thế, có thể nói CSS là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các công việc của một lập trình viên Front-end.
Hiện nay, CSS đang hoạt động với 3 loại Style chính, đó là:
- External Style: Tối ưu thời gian tải trang, tạo phong cách ở file khác và có thể ứng dụng CSS vào trang bạn muốn.
- Style CSS Inline: Dễ dàng chỉnh sửa bất kỳ yếu tố nào mà không phải truy cập vào file CSS.
- Style CSS Internal: Loại này sẽ được update khi website được Refresh.
Khi làm việc với CSS, các lập trình viên có thể thực hiện dễ dàng các công việc như:
- Thực hiện điều khiển bố cục, màu sắc và font chữ, giúp phân biệt cách hiển thị và nội dung chính của website.
- CSS có khả năng điều khiển định dạng của nhiều website, tiết kiệm công sức của các lập trình viên trong mọi công việc của họ.
- Hỗ trợ trong việc tạo phong cách, định kiểu cho các yếu tố được tạo ra bởi ngôn ngữ đánh dấu, tiêu biểu trong đó là HTML.
Giới thiệu về JavaScript
JavaScript là một Cross - Platform, hoạt động như ngôn ngữ kịch bản hướng đối tượng và được phát triển bởi Brendan Eich vào năm 1995.
Lúc mới vừa ra mắt ngôn ngữ này được gọi là Mocha, sau đổi thành LiveScript và khi Java trở thành "hiện tượng" trong giới lập trình, công ty Netscape đã chính thức đổi tên nó thành JavaScript.
Tính năng đặc biệt Autocomplete trong Google hay các Slideshow, pop-up quảng cáo được xây dựng đều có sự đóng góp của JavaScript.
Đặc biệt, nhờ có sự ra đời của JavaScript mà những trang web tĩnh nhàm chán trước đây đã được "biến hóa" thành những trang web động thú vị như hiện nay. Đồng thời, nó còn có thể cải thiện hiệu suất máy chủ và giúp người dùng có thể tương tác trực tiếp được với website.
Với sự hỗ trợ của JavaScript, các lập trình viên có thể thực hiện thuận lợi các công việc sau:
- Các trò chơi, hoạt họa 2D hay 3D và ứng dụng cơ sở dữ liệu toàn diện đều có sự góp sức của JavaScript.
- Nâng cao các hành vi và kiểm soát mặc định cho trình duyệt.
- Sở hữu khả năng linh hoạt cao, JavaScript có thể thực hiện các công việc từ những bước nhỏ, với thư viện ảnh và bố cục có thể dễ dàng thay đổi.
Với sự cải tiến không ngừng của JavaScript, mà hiện nay nó có thể hỗ trợ các công việc trên cả phía Client lẫn Server, phục vụ tốt hơn cho các mục đích sử dụng của các Dev.
Mối quan hệ giữa HTML, CSS và JavaScript
Nói dễ hiểu thì HTML đóng vai trò như một ngôi nhà, CSS sẽ giúp tạo nên phong cách cho ngôi nhà đó với những ngôi nhà xung quanh, còn JavaScript có nhiệm vụ khai thác tốt mọi hiệu quả sử dụng của ngôi nhà cho chủ sở hữu.
Bộ 3 HTML, CSS và JavaScript luôn phải đồng hành cùng nhau trong quá trình xây dựng và phát triển một website hoàn chỉnh.
Và nếu bạn đang có ý định trở thành một Front-end Developer, thì HTML, CSS và JavaScript là một trong những kiến thức lập trình bạn cần nắm chắc, để có thể thực hiện tốt những công việc mà mình đảm nhận.