Lập trình Backend dùng ngôn ngữ gì?
Lập trình viên Backend muốn thực hiện tốt các công việc mà mình đảm nhận, thì việc nắm vững kiến thức về ngôn ngữ lập trình trong mảng này thực sự cần thiết.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các Dev đang muốn tìm hiểu về lập trình Backend biết được những ngôn ngữ nào cần thiết cho công việc của mình. Để từ đó, có thể lựa chọn cho mình một ngôn ngữ phù hợp để theo học và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp sau này.
Ngôn ngữ JavaScript
JavaScript là một ngôn ngữ khá đặc biệt, bởi nó có thể hỗ trợ các công việc cho cả lập trình Frontend lẫn Backend, đặc biệt còn có thể sử dụng cho cả lập trình Web và Mobile.
Khi ứng dụng JavaScript vào công việc, bạn sẽ được hỗ trợ đắc lực bởi Node.JS - một hệ thống phần mềm được thiết kế để viết các ứng dụng vận hành phía Web Server.
Không những thế, nó còn cung cấp sẵn một tệp các API, nhằm phục vụ tốt nhất trong các trường hợp sử dụng của người dùng.
Công việc của các lập trình viên Backend sẽ trở nên vô cùng nhanh chóng và thuận lợi, bởi những tính năng mà JS hỗ trợ như Dynamic Typing, hoạt động dựa trên lập trình OOP, kèm theo các tập lệnh nhẹ, cùng tính năng xác thực ứng dụng ở Client và một số tính năng khác.
Đặc biệt hơn, khi lựa chọn theo học JavaScript bạn sẽ không phải lo sợ mỗi khi gặp những rắc rối trong công việc hay trong quá trình học, bởi đây là một ngôn ngữ có cộng đồng hỗ trợ khá rộng lớn và trải dài mọi nơi.
Ngôn ngữ ASP.NET
Thực chất, ASP.NET được xem như một Framework thường được ứng dụng trong việc xây dựng các website có sự hỗ trợ của một số ngôn ngữ như Visual Basic ASP.NET hay C#.
Mọi hoạt động liên quan đến ASP.NET đều phải tuân thủ theo mô hình kiến trúc MVC - Model View Controller, cho phép các nhiệm vụ được xử lý bởi bộ điều khiển. Bộ điều khiển này mang trong mình sứ mệnh tương tác với một mô hình nhằm xử lý dữ liệu cần thiết.
ASP.NET được phát triển bởi Microsoft, nhằm phục vụ tốt nhất cho các công việc sử dụng ngôn ngữ Java thuộc Oracle.
Nhờ có sự ra đời của ASP.NET, mà quá trình xây dựng và phát triển các ứng dụng web và di động, máy tính để bàn hay đám mây được triển khai nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
Hoạt động dựa trên mã nguồn mở, hỗ trợ đồng thời các công việc trên đa dạng các nền tảng như Linux, Mac OS và cả Windows.
Ngoài ra, ASP.NET còn sở hữu khả năng hoạt động nhanh chóng và thân thiện, ngay cả khi kết hợp với các nền tảng hay nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Ngôn ngữ Ruby
Ruby thuộc ngôn ngữ cấp cao, mã nguồn mở và khá năng động. Nó cho phép các nhà phát triển tạo các ứng dụng web một cách nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian viết code.
Khi sử dụng Ruby, các lập trình viên Backend sẽ không phải mất nhiều thời gian mô tả cấu hình các tệp để bắt đầu trong quá trình phát triển.
Không những thế, bạn còn có thể tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, xây dựng ứng dụng web, xây dựng ứng dụng di động và tạo nguyên mẫu.
Đặc biệt, trong Ruby còn hỗ trợ một Framework đặc biệt là Ruby on Rails, hỗ trợ tốt nhất cho việc phát triển khung mã nguồn mở.
Ngôn ngữ Perl
Perl được biết đến là một ngôn ngữ truyền thống thường được ứng dụng vào việc phát triển các chương trình hoạt động dựa trên mô hình Client-side.
Cũng tương tự như JavaScript, Perl cũng có thể được sử dụng trong các công việc của cả Frontend lẫn Backend.
Với Perl, lập trình viên sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết kế giao diện Frontend cho Coolant Side, còn Backend thì sẽ thuận tiện xây dựng các chương trình hoạt động ở phía Server-side.
Ngôn ngữ Erlang
Erlang được biết đến là một ngôn ngữ lập trình hướng chức năng, có tính ứng dụng cao.
Ngôn ngữ này được thiết kế phục vụ cho việc lập trình đồng thời và lệnh này sẽ được chạy trong ngữ cảnh giữa các luồng.
Nhờ đó, Erlang thường được ứng dụng vào các chương trình đòi hỏi hiệu suất hoạt động và khả năng mở rộng cao.
Không những thế, Erlang còn được xem như một công cụ đắc lực trong việc xử lý hình ảnh và tín hiệu hay phân tích một lượng lớn dữ liệu.
Ngôn ngữ Go
Là một ngôn ngữ được xây dựng và phát triển bởi Google, cũng chính bởi lý do này mà Go ngày càng trở nên phổ biến dù chỉ mới được ra mắt trong thời gian gần đây.
Go được tạo ra với mục đích tối giản các dòng code trong Java hoặc C#, đồng thời phát triển dựa trên yếu tố nguyên thuỷ đơn giản nhất và lược bỏ một số cấu trúc phức tạp có trong những ngôn ngữ khác.
Ngôn ngữ Go không ngừng được Google update lên những phiên bản cao cấp từ lúc "ra đời" đến nay. Cũng chính vì thế, hiện nay Go cũng đã được góp mặt trong nhiều dự án của cộng đồng và đặc biệt là trong việc phát triển nền tảng Blockchain.