Liệu dân IT có thể làm được những công việc gì? Hãy cùng Tự Học Lập Trình tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin đang là một trong những lĩnh vực hot tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Sự bùng nổ của nó đã khiến rất nhiều bạn trẻ đăng ký vào những trường đại học như Bách Khoa, Khoa Học Tự Nhiên... Tuy nhiên, không phải cứ học lập trình ra thì sẽ kiếm được công việc phù hợp với mình. Đây là nỗi lo muôn thuở của nhiều sinh viên khi không định hướng kỹ lưỡng, chưa được va chạm với các công việc thực tế.
Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng cũng đau đầu bởi thị trường nhân lực bão hòa, nhưng nhân tài IT thì vô cùng khan hiếm. Vậy phải làm sao để giải quyết thực trạng này? Định hướng nào giúp thay đổi cách suy nghĩ về sự lựa chọn nghề nghiệp với nhiều hướng đi khác nhau dành cho dân IT. Hãy theo dõi bài viết này và tìm ra con đường riêng cho mình nhé!
Trở thành Developer
Đây là người nhận nhiệm vụ thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính, website, ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau.. Trong bài viết "Làm thế nào để trở thành lập trình viên thực thụ?", Tự Học Lập Trình đã đề cập đầy đủ những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần thiết, giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về ngành này, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị tinh thần và hành trang trước khi đi làm.
Ngoài ra, kinh nghiệm là điều không thể nhằm tăng giá trị cho bạn, giúp khơi nguồn sáng tạo, khiến công việc giảm bớt khó khăn hay áp lực. Đề làm được điều này, thay vì dành thời gian Online vô bổ, hãy bắt tay vào code ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nhận định rằng, không công việc nào giúp người học giác ngộ ra nhiều điều hữu ích khi sai bằng lập trình.
Trở thành một Tester
Đâu nhất thiết dân IT ra trường đều phải trở thành lập trình viên. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều lựa chọn ít áp lực vẫn gắn liền với thiết bị điện tử như Tester. Nếu phải ví von một công việc "bới lông tìm vết", thì không đâu khác ngoài ngành này. Thông thường, họ sẽ phải tìm tất cả những lỗi trong quá trình vận hành phần mềm hay chương trình thông qua hình thức chạy thử và test.
Do tính chất công việc đòi hỏi sự cẩn thận, chỉn chu nên Tester bị xem là "khó tính, khó ở" nhất trong lĩnh vực này. Chính vì thế, nó không hề thích hợp với những người có tính nóng giận, dễ bị áp lực và căng thẳng.
Thiết kế web, thiết kế đồ họa
Đây là người cấu chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng giao diện hoàn chỉnh giao diện của một website hay ứng dụng. Công việc có mối quan hệ mật thiết với lập trình, SEO… với sự trợ giúp từ các phần mềm đồ họa như Photoshop, Al, Dreamweaver, Flash... Chính vì thế, độ thành thạo những công cụ này sẽ tỷ lệ thuận với hiệu quả của công việc.
Ngày nay, web vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân chưa quyết định đến 100% kết quả của thành công, mà chọn nơi học yếu tố không thể thiếu. Tại Tự Học Lập Trình đang có những khóa học chất lượng nhất như khóa học đặc biệt đào tạo lập trình viên Full Stack hay nhiều khóa học lập trình web căn bản trong chương trình đào tạo Chiến Binh Full Stack. Hãy nhanh tay bấm ngay đăng ký để được tham gia những buổi học hữu ích này nhé!
Chuyên viên phân tích dữ liệu
Theo kết quả khảo sát trong nhiều năm trở lại đây, nguồn nhân lực chuyên viên phân tích dữ liệu đang dần khan hiếm. Còn chờ đợi gì mà dân IT không nhanh chân lấn sân sang vùng đất màu mỡ này. Với ưu thế về khả năng code, kết hợp cùng cái nhìn bao quát toàn bộ dự án, là bạn có thể đưa ra nhiều nghiên cứu Marketing, chương trình giới thiệu sản phẩm… hay ho đến với khách hàng.
Thông thường, công việc này phù hợp với những người biết phân tích, truyền đạt ý tưởng và cách làm của mình đến người nghe, đôi lúc còn phải đưa ra lý lẽ thuyết phục cấp trên hay đối tác. Mặc dù đây là triển vọng phát triển dành cho người sở hữu khả năng lãnh đạo các dự án, nhưng ít ra cũng cần từ 2 - 3 năm kinh nghiệm để trau dồi kỹ năng đặc biệt này.
Nhân viên kinh doanh
Thoạt nghe có vẻ là vị trí này chỉ dành cho sinh viên kinh tế, Marketing... Tuy nhiên, thực tế chưa hẳn là như vậy. Rất nhiều người có niềm đam mê mãnh liệt với lập trình, đã làm việc đi làm tích lũy tại nhiều công ty lớn, để có trong tay kinh nghiệm. Sau đó, họ dùng chính kiến thức bổ ích này, để thuyết phục khách hàng và làm việc với các đối tác một cách thuần thục.
Nhờ lượng kiến thức chuyên môn sâu, việc đàm phán, trao đổi dự án trở nên thuận lợi hơn những nhân viên không thuộc chuyên ngành này. Chính vì thế, đây là định hướng nghề nghiệp hoàn toàn mới cho dân IT, góp phần thay đổi tư tưởng và mở ra nhiều cánh cửa phát triển khác nhau.
Nhân viên SEO
Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế, đây là cơ hội tiềm năng cho rất nhiều sinh viên mới ra trường, dù theo học bất kỳ lĩnh vực.
SEO là từ viết tắt của cụm từ "Search Engine Optimization", nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Hiểu đơn giản, nó là tổng hợp tất cả các phương pháp giúp cải thiện lượng traffic của website và đưa từ khóa lên Top với công cụ tìm kiếm chính là Google. Đây là con đường mới, đang được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Trong đó, nghề này toàn bộ đều thực hiện trên máy tính. Vậy dân IT còn chần chừ gì mà không sử dụng ưu thế của mình để cạnh tranh trên thị trường "béo bở" này?
Đây là những định hướng phổ biến dành cho dân IT tại Việt Nam. Nhưng nếu bạn có bằng ngoại ngữ trong tay, khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, thì còn rất nhiều ngành nghề tiềm năng ở các công ty liên doanh, các tập đoàn nước ngoài như:
- Kỹ sư phần mềm.
- Kỹ sư phần cứng.
- Kỹ sư Blog Chain.
- Kỹ sư thực tế ảo.
- Kiến trúc sư IoT.
- Kỹ sư cụm GPU.
- Chuyên gia an ninh mạng.
Tóm lại, IT có rất nhiều định hướng nghề nghiệp khác nhau, đừng vì một chút thất bại mà vội chán nản tuyệt vọng!