Những cách kiếm tiền dành cho sinh viên IT chưa ra trường
Công nghệ thông tin, hiện đang là ngành hot và có khá nhiều cơ hội việc làm ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Viết ứng dụng di động
Bạn tự tin về kiến thức của mình cùng với khả năng tự học của bản thân về các loại ngôn ngữ lập trình như Java/XML, C# hay Objective-C. Có thể đảm nhận viết các chương trình, ứng dụng cho Android, Windows Phone, iPhone để có thêm thu nhập cũng như vận dụng được các kiến thức ở trường học vào thực tế công việc. Từ đó, sẽ giúp cho bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường.
Tuy là công việc hỗ trợ thêm trong quá trình còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng nếu bạn thực sự có năng lực viết ra các chương trình có thể áp dụng được vào thực tế. Bạn có thể đăng lên các chợ ứng dụng của nền tảng bạn muốn thử nghiệm. Nếu chúng thật sự hữu ích sẽ đem lại cho bạn khá nhiều quyền lợi và được nhiều nhà tuyển dụng ở các công ty săn đón.
Freelancer
Nghe cụm từ này, nhiều người sẽ nghĩ nó là công việc rất thoải mái và nhẹ nhàng. Nhưng thực chất, những người làm việc như việc phải tự làm hết mọi quá trình công việc một mình, mà không hề có sự trợ giúp của bất kì ai và không có người hướng dẫn mỗi khi gặp bất kì khó khăn nào. Bên cạnh đó, bạn còn phải tự tìm dự án cho mình và phải có đủ kiến thức và trình độ để có thể cạnh tranh với những freelancer khác hoạt động trong lĩnh vực này.
Ưu điểm của công việc này là có thể giúp bạn học được cả skill và stack từ thực tế mà bạn luôn mong muốn. Điều bạn cần có để trụ được trong nghề này một cách lâu dài là phải giỏi tiếng Anh, có năng lực trong nghề cũng như biết cách lựa chọn dự án phù hợp với khả năng của mình.
Cách kiếm tiền trên mạng phổ biến
Công việc này bắt buộc bạn phải bỏ khá nhiều công sức, thì may ra mới có được mức thu nhập ổn định. Dù là công việc nào thì cũng có mức độ khó - dễ, đơn giản - phức tạp tùy vào sự lựa chọn của chính bạn.
Đây là các công việc, bạn có thể tham khảo để cải thiện thu nhập bản thân trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, điển hình như:
- Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết): công việc này hiểu nôm na như "môi giới" sản phẩm dùm người khác để được hưởng hoa hồng khi bán được hàng. Các sản phẩm rất đa dạng như: bán các phần mềm, khóa học online, bán điện thoại... Hiện nay, các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Tiki đều có kinh doanh theo mô hình như này, bởi tính tiện lợi của nó.
- Youtuber: công việc này dành cho những người có đam mê với hình ảnh, hay việc cắt ghép các video. Thường có 2 hướng phát triển là thiên về content hoặc re-up. Việc này không tiếp xúc nhiều với code nên cũng không khiến dân IT hứng thú lắm.
- Viết blog: Các bạn có thể viết các bài blog chia sẻ các kinh nghiệm hay cách học các loại ngôn ngữ về lập trình. Khi blog của bạn đã có sự tương tác tốt, bạn có thể nhận được các bài quảng cáo sản phẩm bán hàng từ những doanh nghiệp. Từ đó, có thể vừa thỏa mãn được đam mê vừa kiếm thêm được thu nhập trang trải chi phí.
- Drop Shipping: Giống kiểu mua đi bán lại các sản phẩm từ các sàn thương mại điện tử khác nhau.
Lắp ráp, sửa chữa máy tính
Bạn có thể xin làm ở các cửa hàng bảo trì máy tính, để thể hiện khả năng khắc phục các sự cố thường gặp của máy tính. Công việc này yêu cầu bạn phải nắm được các kiến thức về phần cứng trong máy tính nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thỏa sức sáng tạo lắp ráp các linh kiện máy tính để có thể tạo ra một chiếc máy chạy "mượt" nhất, lúc đó bạn sẽ được trọng dụng và có cơ hội hơn trong nghề.
Nghề Tester - Sự lựa chọn thiết thực
Nghề này còn khá mới mẻ ở Việt Nam hiện tại, những người làm công việc này phải tìm ra những vấn đề còn thiếu xót trong các chương trình, để sản phẩm tới tay người sử dụng một cách hoàn hảo nhất. Công việc này đang được khá nhiều các nhà tuyển dụng tại các công ty lớn săn đón, bởi sự quan trọng của công việc. Nếu bạn có đủ khả năng để làm công việc này thì không phải lo đến chuyện thất nghiệp khi ra trường và mà các nhà tuyển dụng sẽ tự tìm đến bạn với mức thu nhập trong mơ.