Những nỗi khổ "mấy ai hiểu" của dân IT

Những nỗi khổ
Nhiều người vẫn thường nghĩ nghề IT "hào nhoáng" vì mức lương của nó khá cao. Tuy nhiên, ít ai có thể hiểu được những nỗi khổ mà họ gặp phải khi làm việc.

Ở thời đại công nghệ ngày càng ứng dụng nhiều vào đời sống như hiện nay, thì IT được cho là một ngành nghề thu hút rất nhiều sinh viên theo học và "rẽ hướng" nhất.

Tuy nhiên, liệu đây có phải là một công việc như mơ mà nhiều người vẫn luôn nghĩ đến?

Để đạt được mức thu nhập "khủng" bao người mơ ước, dân IT luôn phải chịu nhiều nỗi khổ "mấy ai hiểu" chỉ có thể cảm nhận khi làm nghề.

Hãy cùng theo dõi bài viết này và xem dân IT thường gặp phải những vấn đề gì nhé!

Có khả năng tự kỷ

Đa phần, trong công việc hàng ngày, dân IT sẽ làm việc hoàn toàn độc lập chứ không thường xuyên teamwork như một số ngành nghề khác.

Vì phần lớn thời gian phải làm việc một mình cùng "người bạn" duy nhất là chiếc máy tính và không có cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoài nhiều, nên khả năng bị hội chứng tự kỷ cũng cao hơn so với ngành nghề khác.

Những nỗi khổ

Khó giao tiếp và thường xuyên bị stress

Hiện nay, với mục đích tối ưu nguồn lợi nhuận cũng như hướng đến khả năng tự động hóa, các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ vào bộ máy quản lý và sản xuất của mình ngày càng nhiều.

Chính vì vậy, số lượng công việc mỗi ngày của dân IT cũng từ đó mà gia tăng lên theo cấp số nhân.

Họ dường như phải đầu tư phần lớn thời gian và sức lực của mình vào công việc.

Bên cạnh đó, lúc nào họ cũng đăm chiêu suy nghĩ để có thể tìm ra hướng phát triển tối ưu nhất cho phần mềm theo yêu cầu của công ty và khách hàng.

Lâu dần, sự suy nghĩ không ngừng này sẽ khiến cơ thể họ rơi vào trạng thái stress và rất dễ nổi nóng với những người xung quanh.

Ai không thấu hiểu sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và nghĩ họ đã thay đổi tính tình, cuối cùng dẫn đến mất đi nhiều mối quan hệ.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc liên tục với màn hình máy tính cũng diễn ra quá thường xuyên, trung bình mỗi ngày có thể kéo dài từ 8 đến 12 tiếng, chưa kể đến thời gian tăng ca.

Điều này có khi khiến cho việc kết nối với thế giới bên ngoài của những người làm nghề IT bị hạn chế rất nhiều, ảnh hưởng đến việc khả năng giao tiếp bị kém đi.

Những nỗi khổ

Làm ngoài giờ như "ăn cơm bữa"

Với khối lượng công việc dày đặc kèm theo đó là "cả đống" deadline luôn "dí" theo phía sau, việc làm thêm giờ đối với dân IT là một thứ "gia vị" hết sức quen thuộc.

Những nỗi khổ

"Nhảy" việc là làm lại từ con số 0

Với ngành IT, mỗi doanh nghiệp lại có một quy trình làm việc và cách thức vận hành khác nhau, phụ thuộc vào văn hóa riêng biệt.

Chính vì thế, nếu như một người ở công ty cũ được đánh giá là sở hữu thâm niên lâu năm trong nghề, thì qua môi trường mới có khi lại trở thành "newbie"!

Điều này cũng có nghĩa là việc nhìn ra tiềm năng, trọng dụng và đưa ra một mức lương phù hợp cho những người sở hữu thâm niên lâu năm nhưng lại "nhảy" việc là vô cùng khó.

Những nỗi khổ

Dù là trong bất kỳ lĩnh vực và ngành nghề nào đi chăng nữa, thì cũng có những điều "thầm kín" mà chỉ người làm nghề mới thực sự tỏ hết.

Đừng vì vẻ bề ngoài "hào nhoáng" mà lầm tưởng về một công việc nào đó, vì chỉ khi thực sự yêu thích công việc mình đang làm thì bao nhiêu nỗi vất vả mới có thể biến thành niềm vui.

Hãy lựa chọn công việc theo đam mê của bản thân, đừng chạy theo nhu cầu của xã hội nhé!