Nếu bạn muốn tìm hiểu về lập trình mạng, đừng bỏ lỡ bài viết sau đây. Vì nó tổng hợp đầy đủ và chính xác nhất về kiến thức của lĩnh vực này.
Mạng là gì?
Mạng máy tính hay hệ thống mạng là sợi dây liên kết giữa các máy tính với nhau, thông qua thiết bị kết nối dựa theo cấu trúc nhất tại môi trường truyền dẫn. Tại đây, những thông tin của của máy tính có thể trực tiếp trao đổi qua lại.
Ngày nay, mạng máy tính được phát triển để nghiên cứu, cũng như phân tích các quá trình giao tiếp, bằng một mạng riêng trực tuyến. Có bốn loại cơ bản, bạn có thể sử dụng khi học tập và làm việc:
Mạng LAN (Local Area Network)
Mạng này hoạt động với giao thức TCP/IP, chỉ phủ sóng được ở nơi có diện tích nhỏ như một tòa nhà, văn phòng, trường học… Bởi vì, nó là mạng cục bộ và đường truyền rất ngắn.
Các máy tính trong mạng LAN được sử dụng để kết nối với máy chủ hoặc máy trạm để cấp quyền truy cập vào máy in.
Mạng MAN (Metropolitan Area Network)
Khác hoàn toàn với mạng LAN, đây là mạng có phạm vi kết nối rộng lớn hơn như một thành phố, tổ chức, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh hoặc bộ phận.
Mạng MAN được hình thành nhờ sự liên kết của nhiều mạng LAN lại với nhau, thông qua vô số giao thức kết nối khác nhau.
Đây là mô hình cung cấp các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng cùng lúc, trên một đường truyền kết nối cho doanh nghiệp và giúp viêc triển khai ứng dụng trở nên dễ dàng hơn.
WAN (Wide Area Network)
Tương tự như mạng LAN, giao thức sử dụng trong mạng WAN là TCP/IP. Nhưng phạm vi hoạt động của mạng nó rộng lớn hơn, có thể bao gồm một khu vực địa lý hay cả một quốc gia, thậm chí là trên toàn cầu.
Mạng WAN là sự kết hợp giữa mạng LAN và mạng MAN bằng cách sử dụng đường dây thuê bao, cáp quang hoặc thông qua truyền dẫn của vệ tinh.
Mạng PAN (Personal Area Network)
Mạng PAN còn gọi là mạng cá nhân, dùng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị đơn với nhau, như máy tính, laptop hay điện thoại di động để liên lạc hoặc kết nối với những mạng cao cấp hơn.
Ngoài ra, nó còn có khả năng phát tín hiệu kết nối trong một diện tích nhỏ để truyền dữ liệu tới đích, thông qua thiết bị định tuyến Internet.
Lập trình mạng là gì?
Lập trình mạng là nhiệm vụ cơ bản để phát triển các ứng dụng trong hệ thống doanh nghiệp, từ chương trình phần mềm quản lý như kế toán, nhân sự,… cho đến ứng dụng giải trí là trò chơi, điều khiển…
Lập trình mạng được xây dựng dựa trên công thức:
Lập trình mạng (LTM) = Kiến thức mạng truyền thông + Mô hình LTM + Ngôn ngữ LTM
Dựa theo công thức trên, ta có thể thấy có ba vấn đề chính cốt lõi là kiến thức mạng truyền thông, mô hình lập trình mạng và ngôn ngữ lập trình mạng.
- Kiến thức mạng truyền thông là những kiến thức về mạng điện thoại di động, PSTN, hệ thống GPS, mạng như BlueTooth, WUSB, mạng sensor…. Nhất là cách sử dụng cũng như khai thác chúng.
- Mô hình lập trình mạng là những kiến thức về cách xây dựng hệ thống mạng, mô hình xây dựng chương trình ứng dụng mạng, kiến thức về cơ sở dữ liệu…
- Cuối cùng là ngôn ngữ lập trình mạng, đây là yếu tố quyết định xem các chương trình mạng của bạn sẽ hoạt động như thế nào. Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình mạng khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng.
Những ngôn ngữ lập trình mạng
Hiện nay, có nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để xây dựng một ứng dụng mạng. Chúng đều tồn tại các ưu - nhược điểm khác nhau. Nhưng chung quy vẫn là hỗ trợ thư viện API với nhiều cấp độ và mức phụ thuộc cụ thể.
Một số ngữ lập trình mạng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Java, .NET, C/C++, Delphi và JavaScript.
Trước đây, Java và .NET là hai ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi. Nhưng cho đến ngày nay, đã xuất hiện thêm nhiều ngôn ngữ với vô số tiện ích. Đặc biệt, có thể xây dựng ứng dụng mạng một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Tiêu biểu nhất là Javascript, một làn sóng xu hướng mới cho lập trình Full Stack. Nó đã và đang dần thay thế cho công nghệ Front End hay Back End truyền thống.