Để máy tính hiểu được những gì mà người lập trình đang thực hiện thì cần phải thông qua một loại ngôn ngữ. Hãy cùng "khám phá" trong bài viết này ngay nhé!
Ngôn ngữ thông dịch là gì?
Đây là một loại ngôn ngữ mà trong đó, các câu lệnh đều có thể được triển khai thực hiện một cách nhanh chóng và linh hoạt, không cần trải qua quá trình biên dịch sang machine code.
Khi sử dụng loại ngôn ngữ phổ biến này, một chương trình sẽ được biên dịch và hiển thị thông qua các lệnh của máy cuối cùng.
Ở trong lập trình, các ngôn ngữ thông dịch không được xác định một cách rõ ràng.
Xét về lý thuyết, bất kể là ngôn ngữ nào thì cũng đều có thể được biên hay thông dịch.
Một số ngôn ngữ thông dịch thường xuyên được ứng dụng:
- JavaScript.
- Ruby.
- VBScript.
- Forth.
- Basic.
- REXX.
- Sheme.
- ...
Trong đó, mỗi ngôn ngữ thông dịch sẽ đảm nhiệm một vai trò riêng, ví dụ như Sheme thì làm việc với trí tuệ nhân tạo còn Ruby lại chuyên về lập trình hướng đối tượng...
Ngôn ngữ thông dịch có các đặc điểm gì?
- Quá trình sử dụng ngôn ngữ thông dịch không có mã đối tượng trung gian nào xuất hiện.
- Nhận lệnh đơn từ một chiều và có trách nhiệm thực thi.
- Mọi chương trình sử dụng ngôn ngữ thông dịch thường có thời gian xử lý khá dài.
- Không yêu cầu bộ xử lý cao.
- Mọi chỉ dẫn khi xuất hiện lỗi đều được hiển thị.
- Quy trình làm việc diễn ra theo "mã nguồn => thông dịch => đầu ra".
Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ thông dịch
Ưu điểm
- Mọi chương trình sử dụng ngôn ngữ thông dịch đều chạy được trên đa nền tảng.
- Vì không đòi hỏi cao về bộ nhớ, nên tiết kiệm được khá nhiều dung lượng.
- Khả năng ứng dụng vô cùng linh hoạt, có thể dùng trong việc phát triển cho cả web và điện tử.
- Sử dụng các biến dữ liệu động, không bị hạn chế kiểu.
- Dễ thực thi vì không gây mất thời gian cho việc kiểm lỗi.
Nhược điểm
- Rất khó giải quyết các lỗi mỗi khi chúng xuất hiện.
- Hoạt động chậm hơn so với các ngôn ngữ đã được biên dịch.
- Một số phần mềm vẫn còn bị giới hạn trên nền tảng.
- Không hỗ trợ hoạt động đa luồng, nhưng vẫn có ngoại lệ dành cho PHP và MySQL.