Giới thiệu về lập trình cấu trúc

Giới thiệu về lập trình cấu trúc
Lập trình cấu trúc là một trong những phương pháp lập trình khá phổ biến, được đông đảo các Developer lựa chọn sử dụng.

Lập trình cấu trúc là gì?

Lập trình cấu trúc hay còn được biết đến với cái tên lập trình hướng thủ tục, đây là một phương pháp lập trình truyền thống và các chương trình sẽ được chia nhỏ thành các chương trình con, nhằm đơn giản hóa mọi công việc của các Developer.

Pascal hay C là một trong những ngôn ngữ được lựa chọn sử dụng trong lập trình cấu trúc.

Tại lập trình cấu trúc mọi công việc sẽ được hoàn thành theo một thứ tự nhất định, sử dụng kết hợp với các cấu trúc như if...else, switch...case, do...while, for và while.

Lập trình cấu trúc gắn liền với hướng tiếp cận từ trên xuống (top - down). 

Giới thiệu về lập trình cấu trúc

Đặc điểm của lập trình cấu trúc

  • Các chương trình trong lập trình cấu trúc sẽ được mô tả thông qua cấu trúc dữ liệu kết hợp cùng việc giải thuật, trong đó:
    • Cấu trúc dữ liệu được dùng để mô tả và tổ chức các dữ liệu bên trong nó.
    • Giải thuật được hiểu là các thuật toán thường được sử dụng để tìm ra phương pháp giải quyết bài toán.
  • Việc liên kết các hàm lại với nhau sẽ được thực hiện thông qua biến toàn cục hay con trỏ.

Giới thiệu về lập trình cấu trúc

Tính chất của lập trình cấu trúc

Lập trình cấu trúc sẽ sở hữu những tính chất cơ bản sau:

  • Các hàm sẽ có khả năng biến đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác.
  • Trong thiết kế chương trình thường sử dụng cách tiếp cận top-down.
  • Chỉ tập trung vào hướng giải quyết các thuật toán.
  • Những chương trình lớn luôn được chia nhỏ thành các hàm, với mỗi hàm có thể được dùng nhiều lần theo một thứ tự bất kỳ.
  • Đa phần các hàm sẽ dùng chung nguồn dữ liệu.
  • Theo đó, dữ liệu trong hệ thống sẽ được truyền qua lại giữa các hàm với nhau, phục vụ tốt hơn cho công việc.

Giới thiệu về lập trình cấu trúc

Ưu và nhược điểm của lập trình cấu trúc

Ưu điểm lập trình cấu trúc

  • Chương trình lớn có cấu trúc đơn giản và dễ hiểu.
  • Tư duy giải thuật toán rõ ràng.
  • Việc thực hiển sửa lỗi, bổ sung hay nâng cấp cũng diễn ra khá dễ dàng.
  • Các hàm có thể được tái sử dụng lại.
  • Tiết kiệm thời gian và nhân lực khi thực hiện.

Nhược điểm lập trình cấu trúc

  • Chỉ quan tâm đến việc phát triển hàm mà quên mất các dữ liệu, khiến cho việc khó kiểm soát dữ liệu xảy ra.
  • Lập trình cấu trúc không được dùng để giải quyết các bài toán lớn, chứa nhiều module.
  • Mỗi cấu trúc dữ liệu chỉ tương thích với một phương pháp giải thuật, do đó khi thực hiện thay đổi cấu trúc bạn phải thay đổi luôn cách giải thuật.

Giới thiệu về lập trình cấu trúc