Lập trình hiện đang là một lĩnh vực khá hot trên thị trường, những vấn đề xoay quanh nó cũng luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.
Để có thể tạo ra được một chương trình hoàn chỉnh, với những chức năng cần thiết và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sử dụng của người dùng, thì đây là một số phương pháp lập trình thường được các Dev ứng dụng:
Lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng - Object Oriented Programming (OOP).
Với phương pháp này, chương trình cũng được chia nhỏ thành các phần khác nhau và thể hiện dưới dạng đối tượng.
Mỗi Object trong phương pháp lập trình hướng đối tượng sẽ tượng trưng cho một thực thể trong bài toán, bao gồm các thuộc tính (Attribute), các hành động (Method). Giữa chúng có sự tương tác và thực hiện việc trao đổi dữ liệu qua lại với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Trong lập trình OOP, sẽ cung cấp sẵn các chức năng giúp chương trình ngày càng lớn dần lên, nên bắt buộc khi thực hiện bạn phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt trong quá trình phát triển, nếu không muốn cả hệ thống trở nên lộn xộn.
Lập trình hướng đối tượng có những đặc điểm cơ bản sau:
- Dự án dễ dàng được mở rộng khi cần.
- Chương trình có tính bảo mật cao.
- Thuận tiện hơn trong việc tái sử dụng.
- Code sẽ dễ dàng được quản lý, ngay cả khi chương trình bị thay đổi.
- Có khả năng lập biểu đồ cho các đối tượng.
- Việc phân loại các đối tượng thành các lớp sẽ dễ dàng được thực hiện.
Lập trình hướng cấu trúc
Lập trình cấu trúc hay còn được gọi là lập trình hướng thủ tục - Procedure Oriented Programming (POP), một kỹ thuật lập trình thuộc kiểu truyền thống.
Trong phương pháp lập trình này, chương trinh sẽ được chia nhỏ thành nhiều chương trình con (hay còn gọi là hàm), trong đó các chương trình con lại sử dụng các hàm hay chương trình con cấp nhỏ hơn để chương trình có thể vận hành.
POP sẽ có những đặc điểm sau:
- Các hàm sẽ sử dụng chung nguồn dữ liệu.
- Việc thiết kế chương trình sẽ sử dụng cách tiếp cận top-down.
- Chương trình sẽ được chia nhỏ thành nhiều chương trình con, chúng sẽ được gọi một hay nhiều lần và không theo thứ tự nhất định.
- Trong hệ thống, dữ liệu sẽ được truyền từ hàm này sang hàm khác.
- Lập trình hướng cấu trúc sẽ hoạt động tập trung vào việc các thuật toán.
Lập trình hàm
Lập trình hàm - Function Program, một thuật ngữ dùng để mô hình lập trình xem việc tính toán là sự đánh giá các hàm toán học, đồng thời tránh sử dụng trạng thái và các dữ liệu biến đổi.
Mục đích hoạt động của lập trình hàm là nhấn mạnh việc ứng dụng cho các hàm số.
Nguồn gốc của lập trình hàm bắt đầu từ phép tính lambda - một hệ thống hình thức được triển khai vào những năm 1930, nhằm mục đich phục vụ cho hoạt động nghiên cứu định nghĩa hàm số, ứng dụng của hàm số và đệ quy.
Việc sử dụng lập trình hàm mang đến khá nhiều lợi ích nhất định trong một số trường hợp, đặc biệt còn được sử dụng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ và Framework và nổi bật trong xu hướng phần mềm hiện tại.
Đây còn là một công cụ khá hữu ích, mạnh mẽ và góp phần quan trọng trong bộ công cụ khái niệm, cũng như cú pháp của các Dev.
Lập trình mệnh lệnh
Lập trình mệnh lệnh - Imperative Programming là phương pháp lập trình tập trung chủ yếu vào việc sử dụng các câu lệnh nhằm mục đích làm thay đổi trạng thái chương trình.
Trong lập trình mệnh lệnh, nhà lập trình sẽ tập trung vào quá trình miêu tả cách mà một chương trình vẫn hay hoạt động.
Một chương trình được tạo ra bởi phương pháp lập trình mệnh lệnh thường sẽ bao gồm một tập hợp các Command, giúp máy tính có thể hiểu và thực hiện theo.