Có mấy loại hacker phổ biến?
Hacker là những người biết rất rõ về hoạt động của máy tính và các loại phần mềm. Hãy cùng "khám phá" về các danh xưng này thông qua bài viết sau ngay nhé!
Hacker mũ đen
Hacker mũ đen còn được gọi là crackers - những kẻ bẻ khóa chuyên đi phá hoại.
Đây là danh xưng dành cho nhóm hacker chuyên đi xâm nhập bất hợp pháp vào các hệ thống nội bộ, website, ứng dụng, phần mềm/cứng... nhằm đánh cắp dữ liệu mong muốn.
Công việc của một hacker mũ đen chỉ toàn mang mục đích xấu, gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Một điều đáng bận tâm hơn là hiện nay, lượng hacker mũ đen này đang có chiều hướng gia tăng "chóng mặt", khiến cho cả cộng đồng đang hoạt động trên nền tảng số cảm thấy hoang mang.
Hacker mũ trắng
Ngược lại với nhóm crackers ở trên, hacker mũ trắng lại là những chuyên gia bảo mật máy tính.
Công việc và nhiệm vụ chính của những hacker mũ trắng là kiểm tra xem có xuất hiện bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào trong hệ thống, phần mềm, ứng dụng, website... hay không.
Qua đó, góp phần hạn chế được sự tấn công của nhóm hacker mũ đen, đảm bảo sự an toàn thông tin cho hệ thống.
Đa số những người thuộc nhóm này đều có chứng nhận CEH - Certified Ethical Hacker từ EC-Council.
Hacker mũ xám
Đây là nhóm đối tượng được xem như những người trung hòa giữa hacker mũ đen và trắng.
Điều này cũng có nghĩa là những người mang danh xưng hacker mũ xám sẽ làm việc một cách tùy hứng.
Có đôi lúc, họ làm việc như một hacker mũ đen, nhưng mục đích đánh cắp thông tin không phải nhắm vào việc tống tiền hay mang một ý định xấu nào đó.
Đơn giản, họ chỉ thực hiện vì thấy vui với những việc này.
Nói tóm lại, những người thuộc nhóm hacker mũ xám không sử dụng kỹ năng của mình để kiếm tiền một cách bất hợp pháp.
Chính vì vậy mà họ không được xem là hacker mũ đen.
Bên cạnh đó, họ cũng không nhận được sự ủy quyền cho việc truy cập vào hệ thống, nên chẳng giống một hacker mũ trắng.
Hacker mũ đỏ
Hacker mũ đỏ hoạt động với sứ mệnh mang lại sự "yên bình" cho "thế giới mạng".
Những người mang danh xưng này được xem là một nỗi khiếp sợ của hacker mũ đen, ngay cả với kẻ cao tay nhất.
Khi phát hiện hệ thống bị tấn công, hacker mũ đỏ sẽ trực tiếp đánh sập hệ thống thông qua việc tải lên virus, tấn công DoS, truy cập vào máy tính của kẻ gây rối và phá hủy từ bên trong thay vì chỉ báo cáo nguy hiểm.
Hacker mũ lục
Đây là những newbie trong nghề, luôn có mong muốn học hỏi và trở thành một hacker thực thụ.
Có thể nhận xét, tinh thần học hỏi của nhóm hacker mũ xanh lá khá cao khi luôn đặt ra những câu hỏi cho đến khi giải quyết được tất cả mọi điều đang thắc mắc.
Hacker mũ xanh
Những người thuộc nhóm này được xếp vào mức độ là hacker nghiệp dư.
Họ sẽ thực hiện những công việc với mục đích "trả đũa" kẻ đã tấn công mình trước đó.
Hacker mũ xanh chỉ tạo ra những cuộc tấn công nhỏ lẻ và không hề gây hại nghiêm trọng.