Bạn có biết trong giới hacker có bao nhiêu loại không? Nếu chưa thì hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Tự Học Lập Trình để tìm hiểu thêm nhé!
Script Kiddie
Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ các hacker nghiệp dư, không có chút kiến thức về những kỹ năng mã hóa. Họ chỉ dowload những công cụ có sẵn hoặc những đoạn mã từ người khác để hack về làm của mình. Nhằm gây ấn tượng với mọi người xung quanh chú ý với mình.
Chính vì những điều nhỏ nhặt đó, mà các Script Kiddie không chú trọng đến quá trình học tập, nghiên cứu của mình, họ chỉ nghĩ đến cái lợi của mình mà không màng gì đến hậu quả mà mình gây ra. Đây là tác giả gây ra những cuộc tấn công DoS và DDoS nghiêm trọng.
White Hat hacker
Đây là những người vẫn hay được gọi bằng cái tên thân thương là hacker "đạo đức" - Ethical Hacker. Nhiệm vụ của hacker mũ trắng là bảo vệ an toàn cho toàn bộ hệ thống mạng, hỗ trợ chính phủ cùng các tổ chức bằng cách xâm nhập vào hệ thống để kiểm tra xem có lỗ hổng nào xuất hiện trong hàng rào bảo mật hay không.
Nếu có, họ sẽ xóa các virus, phần mềm mã độc và đặc biệt là chống lại các hacker mũ đen và các tội phạm an ninh mạng.
Back Hat hacker
Đây là kẻ thù không đội trời chung của các hacker mũ trắng và một mối nguy hại cho cộng đồng mạng. Họ thường tìm những ngân hàng, công ty hay hệ thống có bảo mật kém, sau đó tiến hành lấy cắp thông tin thẻ tín dụng hoặc có thể là tiền.
Một điều mà chúng ta không thể ngờ tới, là những tấn công của họ đều được thực hiện bằng các phương pháp đã được học. Nhưng cũng chính họ là người tìm ra cách hack và tìm được lỗ hổng bảo mật để hack. Những người này coi các hacker nghiệp dư là nỗi ô nhục, vì họ dùng các chương trình của người khác để mang lại tiếng tăm cho mình.
Gray Hat hacker
Những người này nằm giữa ranh giới giữa hacker mũ trắng và hacker mũ đen. Tuy họ không ăn cắp dữ liệu thông tin hay tiền, nhưng cũng chả đem lại lợi ích gì cho mọi người xung quanh.
Về vấn đề kỹ thuật, do mọi hành động của các hacker mũ xám không được sự chấp thuận của bất kỳ ai, ngay cả khi không làm ảnh hưởng tới lợi ích của mọi người, thì đây vẫn được cho là hành vi sai trái.
Họ luôn phải đấu tranh giữa hai trường phái thiện và ác. Khi các hacker mũ xám phát hiện ra một lỗ hổng an ninh, thay vì dùng cho mục đích cá nhân để đưa tên tuổi mình lên, họ lại báo ngay cho các hacker mũ trắng hay mũ đen để khám phá. Cũng có lúc họ sẽ báo cho các tổ chức liên quan để khắc phục sự cố.
Red Hat hacker
Những hacker mũ đỏ được xem như đội dân phòng hay đi bảo vệ an ninh khu phố. Công việc của họ cũng tương tự như các hacker mũ trắng.
Thay vì báo cáo hacker nguy hiểm, họ sẽ tắt máy bằng cách tải lên một tệp/file virut, sau đó truy cập vào máy tính của mình để tiêu diệt mã độc từ bên trong.