Số phận của những hacker "khét tiếng" nhất thế giới

Số phận của những hacker
Chi tiết về số phận của 10 hacker "khét tiếng" nhất thế giới sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ, khám phá ngay tại đây!

Kevin Mitnick - Hacker bị truy nã gắt gao nhất nước Mỹ

Kevin Mitnick - Từ hacker bị truy nã gắt gao nhất nước Mỹ đến chuyên gia bảo mật huyền thoại. Ông từng là nỗi ám ảnh của các tập đoàn công nghệ và chính phủ Mỹ khi có thể thâm nhập vào bất kỳ hệ thống nào ông muốn.

Với biệt danh "hacker bị truy nã gắt gao nhất nước Mỹ", Mitnick đã xâm nhập vào hệ thống của IBM, Nokia, Motorola và thậm chí là Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông không hack để kiếm tiền, mà vì niềm vui chinh phục các rào cản bảo mật.

Năm 1995, FBI bắt giữ Mitnick sau một cuộc truy lùng gắt gao và bị kết án 5 năm tù, thế nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Sau khi mãn hạn, Mitnick trở thành một trong những chuyên gia bảo mật hàng đầu thế giới, tư vấn cho các tập đoàn lớn và viết sách chia sẻ kinh nghiệm. Ông chứng minh rằng, một thiên tài dù lầm đường lạc lối vẫn có thể trở lại và tạo ra giá trị thực sự.

Số phận của những hacker

Gary McKinnon - Hacker gây rúng động nước Mỹ vì UFO

Gary McKinnon là hacker gây rúng động nước Mỹ vì UFO, ông tin vào sự tồn tại của UFO và quyết tâm tìm bằng chứng. Từ năm 2001 đến 2002, McKinnon xâm nhập vào 97 hệ thống của NASA và quân đội Mỹ, tuyên bố đã tìm thấy hình ảnh về các phi thuyền ngoài hành tinh.

Chính quyền Mỹ gọi đây là "vụ hack quân sự lớn nhất mọi thời đại" và yêu cầu dẫn độ ông từ Anh sang Mỹ, nơi ông có thể đối mặt với 70 năm tù. Tuy nhiên, sau 10 năm đấu tranh pháp lý, chính phủ Anh từ chối dẫn độ McKinnon với lý do sức khỏe tâm thần. Ông hiện sống yên bình tại Anh, nhưng bí ẩn về những gì ông đã thấy vẫn là một dấu hỏi lớn.

Số phận của những hacker

Adrian Lamo - Kẻ phản bội hay người hùng?

Adrian Lamo nổi tiếng với biệt danh "hacker vô gia cư" vì thường xuyên dùng các quán cà phê internet và thư viện để thực hiện các vụ tấn công vào Yahoo, Microsoft và The New York Times.

Nhưng điều khiến ông thực sự nổi bật là việc tố cáo Chelsea Manning, người đã rò rỉ hàng trăm ngàn tài liệu mật cho WikiLeaks.

Nhiều người gọi Lamo là "kẻ phản bội", nhưng ông khẳng định mình chỉ làm điều đúng đắn. Cuộc sống của Lamo sau đó chìm trong những lời chỉ trích và ông qua đời bí ẩn vào năm 2018 ở tuổi 37, để lại một di sản đầy tranh cãi.

Cho đến bây giờ nhiều người vẫn đặt câu hỏi liệu Adrian Lamo là kẻ phản bội hay người hùng?

Số phận của những hacker

Albert Gonzalez - Kẻ cắp siêu việt với hơn 170 triệu thẻ tín dụng

Albert Gonzalez không chỉ là một hacker, mà còn là một tội phạm mạng bậc thầy. Ông cầm đầu một tổ chức tội phạm đánh cắp thông tin của hơn 170 triệu thẻ tín dụng, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Gonzalez đã biến việc hack thành một doanh nghiệp kiếm tiền khổng lồ, nhưng rồi mọi thứ đã sụp đổ.

Năm 2008, ông bị bắt và nhận án 20 năm tù một trong những bản án nặng nhất dành cho hacker. Hiện ông vẫn đang thụ án và sẽ được trả tự do vào năm 2025.

Số phận của những hacker

Jonathan James - Thiên tài tuổi teen với số phận bi thảm

Ở tuổi 15, Jonathan James đã khiến NASA phải đau đầu khi xâm nhập hệ thống của họ và đánh cắp mã nguồn trị giá 1,7 triệu USD. Cậu bé thiên tài này trở thành hacker vị thành niên đầu tiên bị bắt và kết án ở Mỹ.

Tưởng rằng cuộc đời sẽ rẽ sang hướng khác, nhưng vào năm 2008 khi bị điều tra vì một vụ hack lớn khác, Jonathan James tự sát ở tuổi 25. Trong lá thư tuyệt mệnh, anh viết rằng mình không muốn sống trong một thế giới mà công lý bị thao túng.

Số phận của những hacker

Jeanson Ancheta - Ông trùm botnet

Jeanson Ancheta được mệnh danh là ông trùm botnet, Jeanson Ancheta không chỉ hack vì niềm vui, mà còn biến nó thành công việc kinh doanh. Anh ta phát tán phần mềm độc hại, kiểm soát hơn 400.000 máy tính và bán quyền truy cập cho các tổ chức tội phạm mạng.

Năm 2005, FBI tóm gọn Ancheta và anh ta bị kết án 57 tháng tù một mức án kỷ lục lúc bấy giờ cho một hacker điều khiển botnet. Sau khi ra tù, Ancheta gần như biến mất khỏi thế giới công nghệ.

Số phận của những hacker

Kevin Poulsen - Từ hacker trở thành nhà báo

Kevin Poulsen từng là nỗi ám ảnh của các đài radio. Anh ta hack vào hệ thống điện thoại để đảm bảo mình luôn là người gọi trúng giải thưởng, giành một chiếc Porsche và hàng loạt phần thưởng giá trị khác.

Sau khi bị bắt vào năm 1991 và thụ án 5 năm, Poulsen quyết định làm lại cuộc đời. Hiện tại, ông là một nhà báo công nghệ nổi tiếng, chuyên điều tra về tội phạm mạng trên Wired.

Số phận của những hacker

Anonymous - Nhóm hacker vô danh gây chấn động thế giới

Anonymous là nhóm hacker vô danh đã gây chấn động thế giới, không như các hacker cá nhân, Anonymous là một tập thể không có thủ lĩnh, hoạt động vì những lý do chính trị và xã hội. Nhóm này đã tấn công chính phủ, tập đoàn lớn như PayPal, Sony và thậm chí cả Vatican.

Nhiều thành viên của nhóm đã bị bắt, nhưng Anonymous vẫn còn đang tiếp tục hoạt động, trở thành một biểu tượng của cuộc chiến chống lại sự kiểm soát của chính phủ và doanh nghiệp lớn.

Số phận của những hacker

Julian Assange - Người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới

Julian Assange được xem là người đang ông "nguy hiểm" nhất thế giới, ông đã sáng lập WikiLeaks. Julian Assange đã khiến cả thế giới chấn động khi công bố hàng loạt tài liệu mật của chính phủ Mỹ. Với Mỹ ông là kẻ thù, nhưng với nhiều người ông là người hùng của sự minh bạch.

Sau nhiều năm lẩn trốn trong Đại sứ quán Ecuador tại London, ông bị bắt vào năm 2019. Năm 2024, Assange đạt thỏa thuận với Mỹ và bị tuyên 62 tháng tù nhưng được trả tự do ngay lập tức. Hiện ông đang sống tại Úc nhưng tương lai vẫn chưa rõ ràng.

Số phận của những hacker

Edward Snowden - Người vạch trần chương trình gián điệp của NSA

Edward Snowden từng làm việc cho NSA trước khi rò rỉ tài liệu về chương trình giám sát toàn cầu của chính phủ Mỹ. Anh bị truy nã gắt gao nhưng kịp chạy trốn đến Nga, nơi anh được tị nạn và sau đó trở thành công dân Nga vào năm 2022.

Snowden vẫn tiếp tục lên tiếng về quyền riêng tư và giám sát công nghệ, trở thành biểu tượng của cuộc chiến chống lại sự kiểm soát của chính phủ.

Số phận của những hacker

Mỗi hacker trong danh sách này đều có số phận riêng người trở thành chuyên gia bảo mật, người sa lưới pháp luật và cũng có những người phải trả giá bằng cả mạng sống. Nhưng tất cả đều để lại dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử an ninh mạng.