Bug report là gì?

Bug report là gì?
Bug report - một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành lập trình, chỉ những ai làm việc trong lĩnh vực này mới thực sự hiểu rõ về nó.

Bug report là gì?

Bug report là một loại tài liệu hoặc thông báo điện tử mô tả vấn đề hoặc sự cố xuất hiện với ứng dụng phần mềm, trang web hay hệ thống máy tính. Khi người dùng gặp lỗi, họ sẽ thực hiện báo cáo lỗi đó cho nhà phát triển phần mềm hoặc đơn vị cung cấp - người co trách nhiệm điều tra và khắc phục sự cố.

Bản bug report thường bao gồm các yếu tố như mô tả chi tiết về vấn đề, với các bước để tái tạo sự cố cũng như kết quả thực tế và dự kiến. Chúng cũng có thể bao gồm ảnh chụp màn hình hay những thông tin hỗ trợ khác, nhằm giúp nhà phát triển hiểu rõ hơn về các vấn đề.

Bug report là một công cụ quan trọng đối với các nhà phát triển phần mềm, bởi nó giúp xác định và khắc phục các sự cố kịp thời trong phần mềm. Nếu không có bug report, các nhà phát triển rất khó để nhận thức được đâu là vấn đề đang ảnh hưởng đến người dùng, điều này có thể dẫn đến sự thất vọng và mất năng suất.

Khi gửi bug report, điều quan trọng là phải càng chi tiết và cụ thể càng tốt. Việc này sẽ giúp nhà phát triển hiểu rõ vấn đề và tái tạo chúng trong môi trường thử nghiệm của họ.

Đây là quá trình vô cùng cần thiết để tìm và khắc phục sự cố, góp phần cung cấp thông tin liên hệ chính xác để nhà phát triển có thể giải đáp mọi thắc mắc hay cập nhật khi cần.

Hiện nay, bản bug report có thể được gửi qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như email, biểu mẫu trực tuyến hoặc phần mềm theo dõi lỗi chuyên dụng. Một số công ty cũng có các chương trình tiền thưởng lỗi - nơi họ cung cấp phần thưởng cho những người dùng khi phát hiện và báo cáo các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm của mình.

Bug report là gì?

Lợi ích của việc tạo ra bug report

Việc tạo bug reporti có thể mang lại một số lợi ích cho cả người dùng và nhà phát triển phần mềm, cụ thể:

Xác định và giải quyết vấn đề

Lợi ích chính của việc tạo bug report là nhằm giúp xác định các vấn đề hoặc lỗi trong phần mềm.

Thông qua các bug report, người dùng sẽ cung cấp đến nhà phát triển những thông tin giá trị có thể được sử dụng để xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó phát triển giải pháp phù hợp.

Bug report là gì?

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Khi những lỗi được tìm thấy và khắc phục kịp thời, sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng tốt hơn. Nhờ đó, tăng độ hài lòng và tăng năng suất trong công việc.

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Bug report có thể tiết kiệm thời gian và tài nguyên cho cả người dùng lẫn nhà phát triển.

Nếu một lỗi được xác định và báo cáo sớm, chắc chắn nó sẽ được sửa trước khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nhờ đó, tiết kiệm thời gian cũng như tài nguyên cho nhà phát triển, mà lẽ ra họ phải dành để giải quyết các vấn đề lớn hơn.

Bug report là gì?

Nâng cao chất lượng phần mềm

Bug report có thể giúp nhà phát triển xác định và khắc phục sự cố, khiến phần mềm đạt chất lượng cao hơn.

Từ đó, mang lại danh tiếng tốt hơn cho công ty và tăng doanh số bán hàng.

Xây dựng lòng tin của khách hàng

Khi người dùng báo cáo lỗi và thấy chúng được khắc phục ngay, việc này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lạo giúp tạo dựng lòng tin giữa người dùng và nhà phát triển tốt hơn.

Nhờ vậy mà góp phần tăng lòng trung thành và hiệu quả kinh doanh có thể được nâng cao nhanh chóng hơn. 

Bug report là gì?

Tiêu chuẩn đánh giá bug report

Hiện tại, có khá nhiều tiêu chuẩn được tạo ra để phục vụ hoạt động đánh giá các bug report, nhưng tiêu chuẩn sử dụng phổ biến nhất vẫn là Tiêu chuẩn IEEE về Tài liệu Kiểm tra Hệ thống và Phần mềm (IEEE Std 829-2008).

Tiêu chuẩn này cung cấp các hướng dẫn để tạo và đánh giá những loại tài liệu kiểm tra hệ thống và phần mềm khác nhau, bao gồm cả bug report.

Theo tiêu chuẩn của IEEE, một bug report phải được xây dựng với những thông tin sau:

  • Nhận dạng: Bug report phải bao gồm một mã định danh duy nhất cho lỗi, chẳng hạn như số lỗi hoặc tên mã.
  • Tóm tắt: Bao gồm một bản tóm tắt ngắn gọn về lỗi, kèm theo mô tả vấn đề một cách vắn tắt.
  • Description: Cung cấp mô tả một cách chi tiết về lỗi, bao gồm thông tin về cách tái tạo sự cố, mọi thông báo lỗi hoặc triệu chứng nào khác, kèm theo kết quả thực tế và dự kiến.
  • Mức độ nghiêm trọng: Mức độ nghiêm trọng của lỗi phải được chỉ định, dựa trên tác động của nó đối với phần mềm và người dùng.
  • Mức độ ưu tiên: Mức độ ưu tiên của lỗi cũng cần được chỉ định, dựa trên mức độ quan trọng và cấp bách của nó.
  • Các bước tái tạo: Bug report phải bao gồm các hướng dẫn từng bước cho việc tái tạo lỗi, bao gồm bất kỳ cài đặt cấu hình hoặc môi trường cụ thể nào được yêu cầu.
  • Ảnh chụp màn hình hay thông tin hỗ trợ khác: Nên bao gồm ảnh chụp màn hình, tệp nhật ký, kèm các thông tin hỗ trợ khác nếu chúng có thể giúp làm rõ vấn đề hơn.
  • Tài liệu tham khảo: Nên đưa vào các loại tài liệu tham khảo nào liên quan đến lỗi, các thông số kỹ thuật cùng những thông tin liên quan khác.
  • Môi trường kiểm tra: Môi trường kiểm tra được sử dụng để tái tạo lỗi cũng cần được mô tả, bao gồm thông tin về cấu hình phần cứng, phần mềm và mạng.

Bằng cách sử dụng tiêu chuẩn IEEE để đánh giá báo cáo lỗi, nhà phát triển phần mềm có thể đảm bảo rằng báo cáo lỗi luôn được thể hiện rõ ràng, ngắn gọn và đầy đủ. Góp phần dễ dàng xác định, cũng như khắc phục sự cố hiệu quả khiến phần mềm tạo ra đạt chất lượng cao hơn và mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Bug report là gì?

Làm thế nào để tạo ra bug report "xịn"?

Để có thể tạo ra một bản bug report "xịn", bạn cần thỏa mãn được những yêu cầu sau:

  • Đảm bảo báo cáo của bạn là chính xác và chi tiết: Dựa trên mô tả rõ ràng về lỗi đó, bao gồm cả các bước để tái hiện lỗi và kết quả mong đợi. Nếu có bất kỳ thông báo lỗi nào xuất hiện trên màn hình, bạn nên ghi lại và kèm theo chúng vào báo cáo.
  • Đưa ra các bước tái hiện lỗi: Điều quan trọng là phải cung cấp cho nhà phát triển thông tin về cách để tái hiện lỗi. Việc này được thực hiện qua việc cung cấp đầy đủ thông tin về trình tự những thao tác bạn đã làm trước khi lỗi xuất hiện, cũng như các điều kiện của hệ thống khi lỗi xảy ra.
  • Chụp ảnh màn hình hoặc ghi lại video (nếu cần): Nếu báo cáo của bạn yêu cầu minh họa từng bước tái hiện lỗi, bạn có thể sử dụng các phần mềm chụp màn hình hoặc ghi lại video để trình bày rõ ràng.
  • Xác định mức độ nghiêm trọng của lỗi: Bạn cần xác định mức độ nghiêm trọng của lỗi để đưa ra quyết định về sự ưu tiên xử lý cho các nhà phát triển. Đồng thời, đánh giá tác động của lỗi đến các tính năng liên quan, cùng độ phổ biến và khả năng gây ra hư hỏng nghiêm trọng cho hệ thống.
  • Đưa ra đề xuất và giải pháp: Nếu có thể, bạn hãy đưa ra đề xuất và giải pháp cho việc khắc phục lỗi. Điều này sẽ giúp cho các nhà phát triển tiết kiệm thời gian và nhanh chóng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
  • Sử dụng thuật ngữ chuyên môn: Khi tạo ra bug report, bạn cần sử dụng từ ngữ chuyên môn nhằm tránh những hiểu lầm không đúng với ý nghĩa có thể xảy ra. Các thuật ngữ và cụm từ kỹ thuật sẽ giúp các nhà phát triển hiểu vấn đề của bạn một cách chính xác và nhanh chóng đưa ra giải pháp phù hợp.

Bug report là gì?

Hy vọng với những chia sẻ trên của Tự Học Lập Trình sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bug report, cũng như lợi ích mà nó mang lại. Với những ai đang làm công việc liên quan sẽ phần nào biết cách đánh giá và xây dựng nó dễ dàng, hiệu quả hơn.