Tìm hiểu về Frontend

Tìm hiểu về Frontend
Frontend là một phần không thể thiếu trong lập trình, nó bao gồm những yếu tố liên quan đến "vẻ ngoài" của website mà người dùng có thể tương trực tiếp lên đó.

Frontend là gì?

Frontend còn được biết đến như client-side - tất cả những gì có liên quan đến các yếu tố mà người dùng vẫn thường hay nhìn thấy mỗi khi truy cập vào một website bất kỳ.

Nó bao gồm cả phạm trù thiết kế và những ngôn ngữ như HTML, CSS, JavaScript.

Mục tiêu của việc thiết kế Frontend là giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng và có thể tương tác trực tiếp với mọi yếu tố có trên website.

Nhưng trên thực tế thì việc này cũng khá khó khăn vì hiện nay, người dùng sử dụng rất nhiều loại thiết bị với kích thước và độ phân giải màn hình khác nhau.

Chính vì vậy, lập trình viên Frontend buộc phải xem xét trên nhiều khía cạnh trước khi tiến hành thiết kế ra một website.

Họ cần phải đảm bảo trang web có thể xuất hiện chính xác và rõ nét trên mọi trình duyệt, hệ điều hành, thiết bị di động khác nhau. Điều này giúp người dùng sở hữu được những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Tìm hiểu về Frontend

Lập trình viên Frontend cần có kỹ năng gì?

Để có thể trở thành một lập trình viên Frontend, bạn cần sở hữu rất nhiều kỹ năng. Nhưng cơ bản thì phải phải hiểu rõ về HTML, CSS và Javascript.

Ngoài ra, một Frontend Developer còn cần thêm những kỹ năng khác mà nhà tuyển dụng có thể yêu cầu thêm để phục vụ tốt hơn cho công việc.

Sau đây là một số kỹ năng cần thiết mà bạn có thể tham khảo nếu đang có ý định trở thành một lập trình viên Frontend trong tương lai.

HTLM và CSS

HTML và CSS là hai dạng ngôn ngữ cơ bản nhất, thường được sử dụng để phát triển giao diện cho website.

Nếu không thành thạo hai ngôn ngữ này, bạn sẽ rất khó để có thể thiết kế được một trang web hoàn chỉnh.

Đây là hai ngôn ngữ đầu tiên mà bạn nên học trước khi muốn trở thành một lập trình viên Frontend.

Tìm hiểu về Frontend

JavaScript

JavaScript cho phép bạn tạo ra rất nhiều tính năng tương tác trên website.

Không những vậy, nó còn giúp cho người dùng thực hiện mọi thao tác trên website một cách dễ dàng hơn.

JavaScript hiện là một ngôn ngữ rất phổ biến trên thế giới và đặc biệt quan trọng đối với những ai đang có mong muốn trở thành Frontend Developer chuyên nghiệp.

Tìm hiểu về Frontend

jQuery

jQuery được biết đến như một thư viện JavaScript thu nhỏ.

Nó có tác dụng hỗ trợ tạo ra những loại tương tác, sự kiện, hiệu ứng... trên website một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tìm hiểu về Frontend

JavaScript Frameworks

Việc sở hữu những kiến thức cũng như kỹ năng sử dụng thành thạo Javascript Frameworks như AngularJS, Ember, ReacJS... sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình phát triển dự án.

Đồng thời, chúng còn giúp tối ưu hóa website và dễ dàng tạo ra những loại tương tác thân thiện với người dùng.

Tìm hiểu về Frontend

Frontend Frameworks

Frontend Frameworks phổ biến nhất hiện nay, đó chính là Bootstrap - giúp hỗ trợ cho quá trình thiết kế website nhanh chóng và chuẩn xác hơn rất nhiều.

Bootstrap được xem là một Framework mà hầu hết mọi lập trình viên Frontend đều buộc phải am hiểu và biết cách vận dụng tốt trong quá trình làm việc của mình.

Tìm hiểu về Frontend

CSS Preprocessors

Preprocessors là một yếu tố giúp tăng tốc độ code CSS.

Nó bổ sung thêm Functionality cho CSS để Scalable có thể thực hiện tốt mọi nhiệm vụ.

CSS Preprocessors còn giúp xử lý code trước khi bạn xuất bản chúng lên website. Đồng thời, biến nó thành một loại ngôn ngữ thân thiện với cross-browser và có Format tốt.

SASS và LESS hiện nay là hai CSS Preprocessors có nhu cầu cao nhất.

Tìm hiểu về Frontend

Responsive

Hiện nay, lượng người truy cập Internet từ các thiết bị di dộng chiếm một tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với việc dùng máy tính để bàn.

Chính vì vậy, kỹ năng thiết kế website Responsive đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi nhà tuyển dụng Frontend Developer.

Responsive Design là công nghệ thiết kế hiện đại, giúp website có thể tương thích trên nhiều loại thiết bị di dộng với đa dạng kích thước hiển thị khác nhau.

Tìm hiểu về Frontend

Giải quyết vấn đề

  • Biết cách Implement một thiết kế như thế nào là tốt nhất.
  • Biết cách Fix Bug nhanh chóng và hiệu quả.
  • Biết cách nhận diện hoạt động của Frontend Code so với Backend Code đang được Implement.
  • ...

Chúng đều là những yếu tố liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề mà một Frontend Developer cần phải có.

Tìm hiểu về Frontend

UI/UX

UI/UX là cách viết gọn của hai cụm từ:

  • User Interface (UI): Giao diện người dùng.
  • User Experience (UX): Trải nghiệm người dùng.

Về cơ bản, UI là công việc thiết kế giao diện trực quan cho website, không liên quan nhiều đến code.

Còn UX được xem như việc thực hiện nghiên cứu cách người dùng sử dụng trang web. Thông qua đó, đưa ra những thay đổi phù hợp giúp giải quyết nhược điểm còn tồn đọng.

Hiện nay, cả UI và UX đang dần trở thành hai yếu tố quan trọng trong thiết kế website mà mọi lập trình viên Frontend cần phải tìm hiểu cũng như nắm chắc kiến thức.

Tìm hiểu về Frontend

Frontend Developer cần phải làm những công việc gì?

Công việc của một Frontend Developer thường được xem là sự kết hợp của nghệ thuật thiết kế và lập trình.

Nhiệm vụ chính của họ là biến những đoạn mã thiết kế giao diện thành hình ảnh trực quan trên website, giúp cho người dùng có thể sử dụng và thực hiện tương tác một cách dễ dàng.

Lập trình viên Frontend chính là điểm kết nối giữa những đoạn mã khô khan với phần đồ họa bắt mắt.

Bình thường, một lập trình viên Frontend cần phải thực hiện những công việc cụ thể như sau:

  • Thiết kế giao diện ứng dụng/website thân thiện với người dùng, dựa trên sự kết hợp của nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
  • Duy trì và cải thiện chất lượng giao diện trên website/ứng dụng.
  • Hợp tác cùng những đồng nghiệp và chuyên gia Backend để phát triển thêm nhiều tính năng mới, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.
  • Đề xuất các phương án cải thiện giao diện và đồ họa trên website.
  • Tối ưu hóa giao diện trên website/ứng dụng để chúng có được tốc độ và hiệu suất cao khi vận hành.
  • Hỗ trợ lập trình viên Backend trong việc phát triển và xử lý sự cố phát sinh.
  • Tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng, người dùng và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
  • Hỗ trợ quá trình phát triển ứng dụng và tính năng cần thiết sẽ được tích hợp trên website.
  • Đánh giá việc lập trình và lên kế hoạch cập nhật website trong tương lai.
  • Giám sát quá trình vận hành của website, phát hiện các vấn đề liên quan đến tính khả dụng của sản phẩm khiến lưu lượng truy cập bị giảm và đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về đồ họa trên giao diện website luôn ổn định.  

Tìm hiểu về Frontend