Microservices là gì?

Microservices là gì?
Bạn đã từng nghe qua về microservices, nhưng không biết nó là gì. Vậy thì hãy theo dõi nội dung bên dưới để biết chi tiết hơn về nó nhé!

Microservices là gì?

Microservices được biết đến là một kỹ thuật thường được ứng dụng trong việc phát triển phần mềm, nó được xem như một biến thể hoạt động độc lập trong kiến trúc hướng dịch vụ SOA.

Nó có khả năng phân chia, tách biệt các đại diện chức năng cũng như các dịch vụ xử lý thành những phần độc lập riêng lẻ và không có bất kỳ mối liên quan nào với nhau.

Thông qua các phương thức GRPC, Rest API, lambda hay bất kỳ phương thức nào khác có khả năng giao tiếp, thì các phần đó mới được phép tiếp xúc với nhau.

Microservices tập trung chủ yếu vào việc xây dựng các module đơn chức năng với các giao diện, đồng thời mọi hoạt động đều được xác định một cách rõ ràng.

Việc sử dụng microservices mang lại khá nhiều lợi ích cho các nhóm Agile, cũng như DevOps.

Thông qua microservices, mỗi dịch vụ có thể dễ dàng mở rộng quy mô và cập nhật mà không làm gián đoạn hay ảnh hưởng bất kỳ dịch vụ nào khác trong ứng dụng.

Microservices là gì?

Lợi ích của microservices

Việc ứng dụng microservices ngày càng được ứng dụng phổ biến trên thị trường, nhưng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm.

Bởi khi ứng dụng microservices sẽ đem lại một số lợi ích cụ thể như:

  • Kiến trúc Microservices được tạo nên từ những dự án, chức năng nhỏ và chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính của mình. Từ đó, làm giảm độ phức tạp, đồng thời mang lại tính tinh gọn.
  • Khả năng bảo mật vô cũng cao, bởi mỗi nhân viên chỉ được phép truy cập vào hệ thống source code mà mình chịu trách nhiệm thực hiện.
  • Do sự riêng biệt và không liên quan giữa các dự án, chức năng, nên trong trường hợp xuất hiện một dự án có vấn đề thì các dự án khác vẫn có thể hoạt động bình thường.
  • Tùy vào nhu cầu sử dụng của hệ thống mà bạn có thể mở rộng quy mô riêng cho dịch vụ đó.

Microservices là gì?

Những điều nên tuân thủ khi làm việc với microservices 

Để có thể xây dựng được một kiến trúc chất lượng khi ứng dụng microservices, bắt buộc bạn phải tuân thủ theo những quy tắc sau:

  • Luôn đảm bảo rằng microservices phát triển được, đồng thời có thể triển khai độc lập thành từng module riêng.
  • Mục đích thiết kế của microservices chính là phục vụ cho hẳn một nghiệp vụ, chứ không đơn thuần chỉ thực hiện các dịch vụ nhỏ.
  • Kích thước đủ để đáp ứng yêu cầu của một chức năng trong hệ thống được xem là một kích thước hợp lý trong service.
  • Trong một microservices không nên chứa quá nhiều hàm hay chức năng hỗ trợ xung quanh, hoặc định dạng thông báo / messaging đơn giản.
  • Single Responsibility Principle - SRP - Nguyên tắc của một service là có phạm vi và chức năng giới hạn, nên chỉ tập trung vào một nhiệm vụ nhất định để quá trình phát triển, cũng như triển khai dịch vụ diễn ra nhanh chóng.
  • Khi thực hiện thiết kế, bạn cần xác định và giới hạn các services theo chức năng nghiệp vụ thực tế.

Microservices là gì?

Ứng dụng của microservices

Với những lợi ích mà microservices mang lại trong quá trình ứng dụng, nó thường được lựa chọn ứng dụng trong việc phát triển các hệ thống lớn, phức tạp, yêu cầu nâng cấp và bảo trì thường xuyên.

Cụ thể là trong một số công việc như:

  • Xây dựng các App Native: Với sự hỗ trợ của microservices, nhà phát triển có thể tập trung vào một vài Microservice mà không cần quá lo lắng về những dịch vụ khác. Thông qua đó, góp phần tăng tốc độ phát triển phần mềm và nhanh chóng đưa nó ra thị trường.
  • Thiết kế và xây dựng Web API: Hỗ trợ cải thiện hiệu suất cho các nhóm xử lý, thay vì một ứng dụng chung. Nhờ đó, gia tăng mức độ bảo mật cho tổng thể phần mềm.
  • Phát triển mở rộng và tích hợp cùng module IoT: Kỹ thuật microservices cho phép nhà phát triển không còn khoảng cách giữa ngôn ngữ và công nghệ. Từ đó, các nhà phát triển có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình, cũng như các công nghệ khác nhau trong cùng một sản phẩm.

Microservices là gì?