Muốn việc lập trình trở nên hiệu quả và mang lại thành công nhất định, các lập trình viên thường ứng dụng các phương pháp lập trình chính bên dưới.
Lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng hay Object Oriented Programming - OOP, là phương pháp lập trình tập trung vào các nhóm đối tượng để làm nền tảng xây dựng chương trình.
Đối tượng ở đây được xem như sự kết nối giữa dữ liệu của đối tượng cùng các phương thức thao tác trên chính data đó.
Với mỗi đối tượng thường sẽ bao gồm hai thành phần chính, đó là:
- Các data, các trường và gọi chung chúng là thuộc tính (attributes).
- Các phương thức thể hiện khả năng mà đối tượng đó có thể thực thi.
Một đối tượng trong chương trình thường được đại diện với một class.
Một class này sẽ thể hiện một thiết kế blueprint hay mẫu prototype cho những đối tượng cùng kiểu, kèm theo định nghĩa của các thuộc tính cũng như các phương pháp chung của mọi đối tượng.
Khi làm việc với phương pháp lập trình hướng đối tượng, lập trình viên sẽ được hỗ trợ bởi 4 tính chất đặc trưng, là:
- Abstraction - Tính trừu tượng.
- Encapsulation - Tính đóng gói.
- Inheritace - Tính kế thừa.
- Polymorphism - Tính đa hình.
Để hỗ trợ tối ưu các công việc khi làm việc cùng phương pháp lập trình hướng đối tượng, nhà lập trình thường nhờ đến sự hỗ trợ của một số ngôn ngữ như Java, Python, C++, .NET, PHP…
Lập trình hướng cấu trúc
Lập trình hướng cấu trúc hay Procedure Oriented Programming - POP, ngoài ra nó còn được gọi là lập trình hướng thủ tục, một kỹ thuật lập trình truyền thống.
Trong lập trình hướng cấu trúc, chương trình sẽ được chia thành các hàm hay chương trình con, để tiện cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong từng hàm.
Nhờ đó, giúp đơn giản hóa mọi công việc của nhà lập trình và các chương trình con sẽ được gọi sử dụng theo một trình tự thông qua một thuật toán nhất định.
Một số ngôn ngữ được lựa chọn để hỗ trợ cho lập trình hướng cấu trúc bao gồm C/C++, Python, PHP, Lisp…
Khi làm việc với phương pháp lập trình cấu trúc, nhà lập trình sẽ được hỗ trợ bởi một số tính chất cơ bản như:
- Tập trung giải quyết công việc thông qua thuật toán.
- Một hàm có thể được gọi sử dụng nhiều lần trong chương trình lớn.
- Đa phần các hàm đều sử dụng chung dữ liệu.
- Phương pháp lập trình cấu trúc sử dụng cách tiếp cận top - down khi thiết kế.
- Các hàm có thể được gọi đến theo một trình tự bất kỳ, điều này phụ thuộc vào cách giải thuật của chương trình lớn, chứ không phải thứ tự khai báo của các hàm.
- Một số ngôn ngữ cấu trúc sẽ cung cấp cấu trúc lệnh điều khiển chương trình.
Lập trình tuyến tính
Phương pháp lập trình tuyến tính cũng là một trong số phương pháp, kỹ thuật lập trình truyền được đông đảo lập trình viên lựa chọn sử dụng.
Không như lập trình cấu trúc, trong lập trình tuyến tính chương trình chỉ tồn tại một hàm duy nhất. Quá trình xây dựng sẽ được thực hiện theo thứ tự từ đầu đến cuối, lệnh này diễn ra khi lệnh trước đó hoàn tất và cho đến lúc chương trình kết thúc.
Đặc trưng của lập trình tuyến tính được thể hiện qua hai yếu tố:
- Đơn luồng: Trong quá trình làm việc chỉ duy nhất một luồng công việc được thực hiện và thực thi theo thứ tự nhất định trong luồng.
- Đơn giản: Quy trình thực hiện sẽ diễn ra theo một trình tự nhất định.
Lập trình tuyến tính với đặc trưng đơn giản, nên thường được ứng dụng vào các chương trình có tính đơn giản, mang lại nhiều ưu điểm và vô cùng dễ hiểu với nhà lập trình.
Cũng chính vì thế, nên nó thường không được khuyến khích sử dụng trong các ứng dụng có tính phức tạp.