Cross platform hiện đang là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Vậy Cross platform là gì? Cùng tìm hiểu qua nội dung này nhé!
Cross platform là gì?
Cross platform hay còn được biết đến là đa nền tảng, đây là thuật ngữ thường được dùng để ám chỉ các ứng dụng được xây dựng và phát triển có thể vận hành cùng lúc trên nhiều nền tảng kết nối khác nhau.
Nói đơn giản, với cross platform bạn chỉ mất thời gian để viết code một lần, nhưng có thể phiên dịch và ứng dụng nó trên nhiều nền tảng khác nhau.
Nhờ có sự hỗ trợ của cross platform nên thời gian xây dựng ứng dụng sẽ được rút ngắn ở mức tối đa, đồng thời tiết kiệm công sức cho người thực hiện.
Cũng bởi những điều này, đã khiến cross platform trở thành một hình thức khá phổ biến và được đông đảo nhà lập trình và doanh nghiệp ưa chuộng.
Trong quá trình sử dụng, nhà lập trình cũng nên xem xét thật kỹ loại Framework mà mình sử dụng, dựa trên các ưu và nhược điểm của riêng nó. Bởi đa phần cross platform đòi hỏi cao về ứng dụng có thể hoạt động được trên nhiều nền tảng khác nhau.
Ưu - nhược điểm của Cross platform
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian và công sức khi ngồi viết code.
- Thích hợp với những dự án lớn, đòi hỏi tính linh hoạt đa dạng.
- Code có thể ứng dụng trên nhiều phiên bản khác nhau.
Nhược điểm
- Hạn chế trong việc khai thác thư viện trong Android hay iOS.
- Quá trình cấp phép cho công nghệ của cross platform còn gặp nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn.
Lợi ích cross platform mang lại cho người dùng
Cross platform mang đến cho người dùng khá nhiều lợi ích, cụ thể là trong một số công việc như:
- Kiến trúc mạch lạc: Các ứng dụng được xây dựng dựa trên nền tảng cross platform phải tuân thủ chặt chẽ một số mô hình, tiêu biểu như MVC hay MVVM, nhằm tránh phụ thuộc vào OS. Mặc dù việc này sẽ gây áp lực cho nhà lập trình, nhưng ứng dụng khi hoàn thiện sẽ đạt hiệu năng cao và dễ bảo trì trong tương lai.
- Việc bảo trì và mở rộng: Nhờ sở hữu kiến trúc mạch lạc, góp phần hỗ trợ quá trình điều tra, sửa lỗi được thực hiện dễ dàng và thuận tiện.
- Sử dụng ít code: Bạn chỉ mất thời gian một lần để hoàn thiện các đoạn code, với mức thời gian tương đối ngắn mà vẫn có thể đem chúng chạy trên nhiều nền tảng thiết bị khác nhau.
- Tái sử dụng: Với cross platform các đoạn mã hoàn toàn có thể tái sử dụng một cách dễ dàng, đồng thời có thể dễ dàng chia sẻ cùng các ứng dụng hay phần mềm khác ngay khi nó không phải cross platform.
Khi nào nên xây dựng ứng dụng cross platform?
Bạn nên lựa chọn xây dựng ứng dụng dựa trên nền tảng cross platform trong những trường hợp sau:
- Ứng dụng đòi hỏi sự linh hoạt cao, cũng như có thể vận hành thuận tiện trên đa nền tảng.
- Khi bạn có nguồn ngân sách eo hẹp, nhưng vẫn muốn sở hữu cho mình một ứng dụng có thể vận hành trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm iOS và Android.
Một số công cụ hỗ trợ xây dựng cross platform
Để tạo ra các ứng dụng cross platform, bạn luôn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của một số Framework - đây chính là những công cụ không thể thiếu giúp nhà lập trình tạo ra các ứng dụng cross platform chất lượng.
Hiện nay, có một số công cụ thường được ứng dụng phổ biến trong việc này như:
- React Native: Đây chắc chắn là nền tảng tốt nhất để phát triển ứng dụng đa nền tảng, nhờ khả năng diễn giải mã nguồn và chuyển đổi nó thành các yếu tố quen thuộc trong thời gian ngắn.
- Xamarin: Cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng trên các nền tảng như iOS, Window, Android với sự hỗ trợ của .NET, đặc biệt, nó còn có thể hoạt động trên cả hệ thống MAC, PC. Đồng thời, cung cấp cho lập trình viên các công cụ gỡ rối, thiết kế giao diện người dùng và chỉnh sửa mã.
- Flutter: Bộ công cụ phát triển phần mềm - SDK, cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng hiệu suất cao trên nhiều nền tảng khác nhau như iOS, Android, Web và PC, chỉ qua một cơ sở mã duy nhất. Hoạt động dựa trên mã nguồn mở, được xây dựng bởi Google và chính thức phát hành vào tháng 5 năm 2017.
Như vậy có thể thấy rằng, cross platform là công cụ hữu ích hỗ trợ cho lập trình viên trong quá trình xây dựng và phát triển phần mềm. Bởi họ có thể tận dụng những ưu điểm từ cross platform mang lại để tối giản thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo tính tối ưu hóa hiệu suất cho công việc.