Học trí tuệ nhân tạo cần những gì?
Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo luôn có sức hút mạnh mẽ đối với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Vậy cần chuẩn bị những gì để có thể theo học, cùng tìm hiểu nhé!
Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo hay Artificial Intelligence (AI) thuộc lĩnh vực chế tạo máy móc, các hệ thống thông minh dựa vào việc ứng dụng mô hình máy tính, kỹ thuật kết hợp với những công nghệ liên quan, phục vụ cho các công việc đòi hỏi có sự góp sức của trí thông minh của con người.
Trí tuệ nhân tạo ra đời với sứ mệnh giúp máy tính có thể tự động hóa các công việc một cách thông minh tương tự như con người.
Cho đến thời điểm hiện tại, trí tuệ nhân tạo đã trở thành một lĩnh vực khá rộng, hàm chứa các yếu tố về tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật.
Học trí tuệ nhân tạo cần những gì?
Để có một nền tảng vững chắc khi theo đuổi lĩnh vực trí tuệ nhân tạo khá đặc biệt này, đồng thời có được nhiều cơ hội phát triển trong công việc tương lai, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cũng như một số kỹ năng như:
- Có kiến thức nền tảng vững chắc về toán học ứng dụng và thuật toán.
- Sở hữu khả năng phân tích và giải quyết vấn đề thành thạo, giúp bạn thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
- Có kiến thức liên quan đến thống kê và xác suất, giúp bạn nhanh chóng hiểu rõ về các mô hình khác nhau của AI, tiêu biểu là Naive Bayes, mô hình hỗn hợp Gaussian...
- Có kiến thức về những ngôn ngữ thường được sử dụng trong trí tuệ nhân tạo, như C++ , Python , Java , R... Mỗi ngôn ngữ mang trong mình một trọng trách nhất định, nếu như R được dùng vào việc phát triển phần mềm thống kê và tiến hành phân tích dữ liệu, thì Python lại được lựa chọn hỗ trợ để phát triển các thuật toán phức tạp theo hướng đơn giản.
- Thành thạo việc sử dụng Robot, bởi nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tự động hóa.
- Trang bị nền tảng kiến thức tốt về các công cụ Unix, như awk, cut, tr, find... trong quá trình làm việc với các loại máy hoạt động trên nền tảng Linux.
- Có kiến thức veeg khoa học dữ liệu, hỗ trợ cho việc xử lý khối Big Data, để nhanh chóng thu thập được những thông tin hữu ích một cách có hệ thống.
- Am hiểu về Machine Learning - thường được áp dụng trong các hệ thống an ninh mạng và phát hiện gian lận trực tuyến, phân tích và dự đoán nhanh...
- Luôn có tinh thần học hỏi và sáng tạo cao.
- Cập nhật nhanh chóng các xu hướng công nghệ mới trên thị trường và đem vào từng sản phẩm mà họ thực hiện.
Một số công việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Sau khi đã trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng trên, bạn có thể thực hiện được các công việc như:
- Kỹ sư dữ liệu.
- Data Analyst - Nhà nghiên cứu dữ liệu.
- Data Scientist - Nhà khoa học dữ liệu.
- Machine Learning Engineer - Kỹ sư học máy.
- Product Manager - Giám đốc chế tạo sản phẩm.
- Research Scientist - Nhà khoa học nghiên cứu.
- Business Intelligence - Nhà phát triển trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp.
Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
Với sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên phổ biến của trí tuệ nhân tạo trong đời sống của con người, thì lĩnh vực này thường được ứng dụng hỗ trợ trong các mảng công việc như:
- Virtual Assistant - Trợ lý ảo.
- Digital Marketing - Tiếp thị kỹ thuật số.
- Internet of Things.
- Chatbot.
- Content Creation - sang tạo nội dung.
- Trong lĩnh vực kinh tế - tài chính.
- Việc tìm kiếm thông tin trực tuyến.
- Góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống an ninh mạng.
- Phục vụ cho quá trình thăm dò và nghiên cứu.
- Chế tạo ô tô có khả năng lái tự động.
- Phục vụ cho lĩnh vực quân sự trong vấn đề tình báo, giám sát hay thậm chí là các hệ thống vũ khí hạt nhân và chế tạo vũ khí tự động kết hợp hệ thống cảm biến.