Muốn công việc lập trình game của mình trở nên đơn giản hơn, bạn đừng bỏ qua những cách mà Tự Học Lập Trình sẽ bất mí bên dưới nhé!
Lập trình game là công việc phát triển và tạo ra tất cả các khía cạnh sáng tạo trong một trò chơi điện tử, đồng thời khiến nó có thể hoạt động trên bất kỳ nền tảng mà người dùng đang sử dụng.
Công việc này cũng đòi hỏi người thực hiện phải có nền tảng kiến thức về lập trình.
Đây cũng là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều sự nỗ lực của các Game Deveoper.
Vậy làm thế nào để công việc lập trình game trở nên đơn giản, mà vẫn mang lại hiệu quả?
Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc trên, hãy theo dõi một vài “bật mí” bên dưới mà Tự Học Lập Trình đã đúc kết được nhé!
Xây dựng ý tưởng game
Để có được một tựa game hoàn hảo, điều đầu tiên mà các lập trình game cần thực hiện chính là xây dựng ý tưởng chi tiết cẩn thận cho trò chơi.
Ngoài ra, phải luôn phối hợp cùng các bộ phận liên quan, đồng thời tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, cho ra một ý tưởng xây dựng game độc đáo, mới mẻ và đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng trên thị trường.
Xây dựng ý tưởng ở đây phải bao quát các yếu tố cần thiết trong một trò chơi, bao gồm nội dung, cốt truyện, thể loại, phong cách… sẽ diễn ra trong toàn bộ trò chơi.
Nhờ đó, tạo ra một tựa game có tính logic và giúp cho quá trình thực hiện về sau diễn ra trơn tru hơn.
Lựa chọn nền tảng phát triển phù hợp
Trong lập trình game, nhà lập trình có thể chọn xây dựng trò chơi trên một trong hai nền tảng, có thể là game engine hoặc game builders.
Nếu bạn là một lậ trình viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, thì nên lựa chọn xây dựng trò chơi dưới dạng game engine. Khi nào đã thành thạo các bước trong lập trình game thì mới nên phát triển trò chơi theo hướng game builders.
Game engine bao gồm tập hợp các code có sự liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ xử lý các yếu tố cơ bản mà hầu hết các trò chơi đều cần.
Một số yếu tố có thể kể đến như:
- Graphics rendering (2D hay 3D).
- Physics (phát hiện và đáp ứng va chạm).
- Player input (xử lý bàn phím và các sự kiện cảm ứng).
- Kết nối mạng.
- Menu trò chơi.
- Yếu tố chuyển động Animations…
Nhờ đó, mà thời gian lập trình game của bạn được rút ngắn, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng trong nhiều công việc.
Còn với game builders, bạn phải tự mình thực hiện hết các khâu để tạo ra một trò chơi hoàn chỉnh. Điều này sẽ giúp kỹ năng code, cùng sự sáng tạo của bạn được “nâng cấp” lên tầm cao mới.
Tiến hành thực hiện
Đây là giai đoạn quan trọng và diễn ra dài nhất trong công việc lập trình game.
Để tạo ra một trò chơi hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng chính thức cần có sự phối hợp ăn ý giữa đội ngũ thiết kế, lập trình và quản lý dự án, khi xây dựng các thành phần quan trọng trong trò chơi, bao gồm:
- Tạo nguyên mẫu.
- Chơi thử lần đầu.
- Phát hành bản thử nghiệm.
- Giai đoạn Pre-Alpha: Phân tích yêu cầu, thiết kế, phát triển… theo yêu cầu ban đầu.
- Giai đoạn Alpha: Giới thiệu các tính năng mới.
- Giai đoạn Beta: Cập nhật và hoàn thiện các tính năng được giới thiệu trong giai đoạn Alpha.
- Giai đoạn Gold Master: Phát hành bản lập trình game hoàn chỉnh sau khi đã trải qua toàn bộ quá trình sản xuất - phát triển - thử nghiệm.
Phát hành game trên thị trường
Sau khi đã hoàn thiện thì tiến hành đưa trò chơi đi vào vận hành chính thức trên thị trường. Điều này không đồng nghĩa với việc lập trình game đã kết thúc.
Bởi nhà lập trình vẫn cần phải liên tục theo dõi tiến trình vận hành của trò chơi, tiếp hành sửa lỗi kịp thời hay thậm chí là cập nhật thêm các tính năng mới theo yêu cầu…
Thông thường, trong vài tháng đầu khi đưa vào vận hành, trò chơi rất dễ xuất hiện những lỗi nhỏ nhưng cũng đủ khiến người dùng khó chịu, thế nên nhà lập trình cần phải ngay lập tức tìm ra các bugs đó và debugs.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải xây dựng chiến lược Marketing phù hợp, để có thể nhanh chóng đưa tựa game đó đến gần hơn với các nhóm đối tượng khách hàng.