Bạn có ý định "gắn bó lâu dài" với nghề lập trình, nhưng lại chưa biết nên chọn học ngôn ngữ nào đầu tiên. Vậy hãy tham khảo qua các ngôn ngữ bên dưới
Lập trình hiện đang là một công việc ngày càng phổ biến trên thị trường, nên ngày càng có nhiều người “đổ xô” lựa chọn nó để bắt đầu con đường sự nghiệp.
Nhưng để có thể đạt được thành công nhất định trên con đường sự nghiệp, bước đầu tiên bạn cần thực hiện đó là xác định được một ngôn ngữ lập trình phù hợp.
Ngôn ngữ lập trình Python
Python được nhiều lập trình viên nhận định là một ngôn ngữ kịch bản khá đơn giản, nhưng lại mang đến nhiều tính năng nổi bật hỗ trợ hiệu quả trong công việc.
Các câu lệnh trong Python vô cùng đơn giản và dễ học, đặc biệt thích hợp với cả những người mới bắt đầu làm quen với lập trình.
Không chỉ dừng lại ở đó, Python còn có khả năng hỗ trợ hướng đối tượng, phong cách lập trình thủ tục và chức năng. Nhờ sự linh hoạt đó, nên Python trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình cấp cao được nhiều người lựa chọn sử dụng rộng rãi ngày nay.
Khi sử dụng Python, bạn không bị đòi hỏi quá gắt gao về cú pháp, mà chỉ cần tuân thủ theo phong cách lập trình đã được quy định sẵn.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc Python cũng đòi hỏi ít thời gian của người dùng và ít dòng code hơn, đồng thời cũng đòi hỏi ít khái niệm cần phải học để đạt được một mục đích xác định hơn.
Ngôn ngữ lập trình HTML và CSS
Nếu muốn sở hữu một giao diện web chỉn chu và bắt mắt hơn, thì lựa chọn học HTML và CSS sẽ giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng thực hiện được mong muốn đó.
HTML nổi tiếng là một ngôn ngữ chuẩn để xây dựng nên một website, còn CSS có nhiệm vụ giúp bạn dễ dàng trong việc thêm các style như layout, fonts chữ, màu sắc… dựa trên các phần tử trong HTML.
Để có thể tạo nên một trang web hoàn chỉnh, chắc chắn bạn sẽ rất cần đến sự hỗ trợ của hai ngôn ngữ HTML và CSS.
Đặc biệt, với những ai đang hoạt động trong mảng Frontend, thì việc nắm vững kiến thức về hai ngôn ngữ này là điều bắt buộc, trước khi bắt tay vào code các chức năng cần thiết cho trang.
Ngôn ngữ lập trình JavaScript
JavaScript khi được kết hợp cùng HTML và CSS, chắc chắn sẽ trở thành bộ 3 hoàn hảo giúp quá trình xây dựng nên một website trở nên nhanh chóng và bắt mắt hơn rất nhiều.
Chính vì thế, JavaScript là một thành phần không thể thiếu đối với những trang web tương tác, hoạt động với mục đích cung cấp các nội dung động cho người dùng, điển hình như Facebook, Twitter hay Gmail và Youtube.
Tuy là ngôn ngữ hỗ trợ chủ yếu các công việc phía Frontend, nhưng JavaScript cũng có thể hỗ trợ hiệu quả cho Server với sự hậu thuẫn của Node.js, tạo nên các ứng dụng mạng chất lượng.
Đặc biệt hơn, JavaScript lại là một ngôn ngữ sở hữu cú pháp linh hoạt, dễ sử dụng và có thể hoạt động trên hầu hết các trình duyệt, thân thiện với cả những người mới bắt đầu.
Ngôn ngữ lập trình Go
Là một ngôn ngữ cốt lõi, cấp thấp được Google phát triển và “góp mặt” trong hầu hết các sản phẩm nhà “ông trùm” công nghệ.
Với những ai đang có ý định làm việc trong lĩnh vực lập trình hệ thống, thì Go sẽ là một ngôn ngữ tuyệt vời, hỗ trợ hiệu quả cho công việc của bạn.
Khi làm việc với Go, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy ngôn ngữ này sở hữu khá nhiều các chức năng giống với C và C++, nhưng lại có phần cú pháp đơn giản hơn.
Go còn là một trình biên dịch, có khả năng thực thi nhanh chóng và hoạt động dựa trên mã nguồn mở.
Nếu đang tìm kiếm cho mình một ngôn ngữ có khả năng xây dựng máy chủ web, Data pipeline hay thậm chí là những sản phẩm liên quan đến Machine Learning, thì Go sẽ là một ngôn ngữ tuyệt vời dành cho bạn đấy!
Ngôn ngữ lập trình C
C là một trong những ngôn ngữ có “tuổi đời” khá lâu trong lĩnh vực lập trình. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều loại ngôn ngữ ra đời, phụ vụ tốt hơn cho các công việc liên quan đến lập trình, nhưng C vẫn luôn là một ngôn ngữ được nhiều người tin dùng.
Không những thế, C được coi là nền tảng tạo ra các ngôn ngữ lập trình bậc cao như Java, JavaScript và C#.
GitHub, Telegram messenger, MasterCard… đều là những chương trình được tạo ra với sự góp sức của ngôn ngữ C.
Nổi tiếng là một ngôn ngữ lập trình đa năng, C thường được ứng dụng trong việc tạo nên một số tựa game, đồ họa và cả các ứng dụng doanh nghiệp.
Khi sử dụng C, nhà lập trình còn được hỗ trợ sẵn các hàm và toán tử, đồng thời dễ dàng mở rộng, tăng tốc độ và hiệu quả cho các công việc.