Web App có lẽ là một khái niệm khá quen thuộc đối với các lập trình viên trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Web App thật sự là gì? Hãy cùng Tự Học Lập Trình tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé!
Lập trình web app là gì?
Web App, hay còn được viết với cái tên đầy đủ là Web Application, một ứng dụng chạy trên web. Nó thực hiện một số tác vụ và chức năng cơ bản như chia sẻ hình ảnh, tính toán, mua sắm… để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận thông qua Intranet hay Internet.
Khi lập trình Web App, đòi hỏi và yêu cầu các lập trình viên phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Đồng thời, cần phải biết phân tích hệ thống thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu riêng biệt.
Những ứng dụng Web (Web Application) sử dụng kết hợp các server-side scripts (PHP và ASP) để xử lý việc lưu trữ, truy xuất thông tin, cùng với client-side scripts (JavaScript và HTML) để trình bày thông tin cho người dùng. Điều này giúp họ tương tác với doanh nghiệp bằng biểu mẫu trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung, giỏ hàng mua sắm và nhiều hơn thế nữa. Ngoài ra, chúng còn cho phép nhân viên tạo tài liệu, chia sẻ thông tin, cộng tác trên các dự án và làm việc trên cùng một tài liệu bất kể là thời điểm, vị trí hay thiết bị nào.
Đặc điểm của Web App
Do tính đặc thù nên Web App có các đặc điểm cụ thể như sau:
- Tính tương tác cao, có nhiều chức năng như upload file, đăng thông tin, xuất báo cáo…
- Web App được tạo ra bởi HTML và code ở Back End.
- Được dùng để thực hiện công việc hay chức năng của một ứng dụng cụ thể.
- Web App yêu cầu tính quản trị lớn và độ khó cao.
Lợi ích của Web App
- Các ứng dụng Web có thể chạy trên nhiều nền tảng, bất kể hệ điều hành hay thiết bị nào, miễn là có trình duyệt tương thích.
- Tất cả người dùng đều được truy cập cùng một phiên bản, điều này giúp loại bỏ mọi sự cố tương thích.
- Chúng không được cài đặt trên ổ cứng, do đó các hạn chế về mặt không gian sẽ không xảy ra.
- Nó giúp làm giảm sự vi phạm bản quyền.
- Giảm chi phí cho cả doanh nghiệp và người dùng cuối. Vì doanh nghiệp không cần sự hỗ trợ và bảo trì cho các Web Application này, đồng thời, để có thể thực thi, chúng cũng không đòi hỏi yêu cầu cao từ phía người dùng cuối.