HTTP và HTTPS là hai phương thức giao tiếp khá phổ biến của website. Vậy liệu giữa HTTP và HTTPS tồn tại những điểm khác biệt nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về HTTP
HTTP - Hypertext Transfer Protocol là giao thức truyền siêu văn bản, hoạt động với mã nguồn mở.
Nó có khả năng truyền tải dữ liệu từ Server web đến trình duyệt của bạn, hỗ trợ khả năng truy cập cũng như tải các trang web.
HTTP được xem như một ứng dụng trong bộ giao thức TCP/IP - bộ giao thức truyền thông mà đa phần các mạng máy tính thương mại đều có thể chạy trên đó. Bộ giao thức này được gọi tên thông qua hai giao thức chính là TCP(Transmission Control Protocol - Giao thức điều khiển truyền vận) và IP (Internet Protocol - Giao thức Internet).
HTTP hoạt động theo mô hình Client và Server, nhờ đó mà người dùng dễ dàng kết nối với các dữ liệu trên website.
Tìm hiểu về HTTPS
HTTPS - Hypertext Transfer Protocol Secure, mục đích phát triển của HTTPS cũng tương tự như HTTP, nhưng được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật SSL - Secure Sockets Layer hay TLS - Transport Layer Security.
Mặc dù đã được phát triển từ năm 1994, nhưng mãi cho đến 2019 HTTPS mới trở nên phổ biến và có độ ứng dụng rộng.
Năm 2014, Google đã khuyến nghị các website đang hoạt động trên Internet nên chuyển sang sử dụng HTTPS thay vì chỉ là HTTP.
Đây cũng chính là lý do khiến HTTPS ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường.
HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào?
Tuy cùng là giao thức truyền tải thông tin trên Internet, nhưng giữa HTTP và HTTPS lại có khá nhiều điểm khác biệt, thể hiện qua những yếu tố sau:
HTTP | HTTPS | |
Nhà phát triển | Do Tim Berners-Lee phát triển. | Được Netscape Communications phát triển. |
Chứng chỉ SSL | Không được trang bị. | Được tích hợp kèm nhằm nâng cao độ bảo mật cho website. |
Port | Sử dụng Port 80 hỗ trợ việc giao tiếp. | Sử dụng Port 443 phục vụ quá trình giao tiếp. |
Mã hóa | Không sử dụng mã hóa, khiến chương trình có độ bảo mật không cao. | Sử dụng mã hóa khi thực hiện chuyển đổi, đảm bảo chương trình luôn có độ bảo mật cao. |
Hoạt động | Tại "Application Layer" trong mô hình OSI. | Tại "Transport Layer " trong mô hình OSI. |
URL | Bắt đầu bằng http:// | Bắt đầu bằng https:// |
Ứng dụng | Sử dụng cho các trang web không cần bảo mật cao, phổ biến như Blog, các trang web thông tin… | Dùng cho các trang web cần tính bảo mật cao, cũng như sự an toàn, đáng tin cậy trong quá trình chuyển đổi, phổ biến là các trang website mua sắm, các web xã hội, các website ngân hàng, tài chính… |
Mức độ bảo mật | Dữ liệu không được bảo mật và cũng không được xác thực, sẽ không có gì khẳng định đường truyền hay kết nối của bạn có an toàn hay không. | Khi có người dùng truy cập vào website, giao thức HTTPS sẽ có sự tác động để xác nhận danh tính của đường dẫn và kiểm tra qua xác thực bảo mật |
Chu trình hoạt động | Trình duyệt của người dùng sẽ kết nối với TCP - Transmission Control Protocol, mục đích là để nhận thông tin và dữ liệu từ Server. Lúc này, Server tiếp nhận yêu cầu và phản hồi lại các trình duyệt qua HTTP. | Khi nhận được yêu cầu từ người dùng, các thông tin và dữ liệu sẽ được mã hóa. Tiếp đó, Server và User sẽ được kết nối thông qua SSL. Quá trình này sẽ được lặp lại liên tục đến khi có những người dùng mới truy cập. |
Phương pháp chuyển từ HTTP sang HTTPS
Quá trình chuyển đổi này rất dễ dàng để thực hiện, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Đầu tiên cần thực hiện mua chứng chỉ SSL tại đơn vị cung cấp uy tín.
- Tiếp đến, tiến hành thiết lập chứng chỉ SSL thông qua dịch vụ lưu trữ website của bạn. Với mỗi dịch vụ lưu trữ web sẽ có cách hướng dẫn thiết lập riêng biệt cho chứng chỉ SSL.
- Thực hiện update các liên kết nội bộ từ HTTP sang HTTPS. Trong trường hợp vẫn còn một liên kết nào đó trỏ đến phiên bản HTTP trong trang web của mình, hãy cập nhật chúng trực tiếp vào mã.
- Và cuối cùng, đặt chuyển hướng từ HTTP sang HTTPS.