Bạn đang tìm kiếm cho mình một framework phù hợp và có tính ứng dụng cao trong công việc của mình. Vậy thì hãy cùng Tự Học Lập Trình theo dõi bài viết bên dưới.
Laravel
Laravel một framework hỗ trợ các công việc cho Backend, được phát triển dựa trên PHP - ngôn ngữ khá quen thuộc và hữu ích đối với dân lập trình.
Framework này được xây dựng tuân theo cấu trúc MVC, hoạt động với mục đích tạo môi trường phát triển cho các dự án sâu và rộng.
Khi làm việc với Laravel, các lập trình viên sẽ được cung cấp một hệ thống di chuyển dữ liệu cho riêng mình, cùng với đó là hệ sinh thái vô cùng mạnh mẽ. Giúp các công việc diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao đúng như mong đợi.
Laravel sơ hữu các tính năng nổi bật như:
- Thư viện hướng dẫn Laracasts cung cấp kho tài liệu khổng lồ và chất lượng.
- Sở hữu kho Template đa dạng, phục vụ cho các mục đích sử dụng của người dùng.
- Có công cụ định tuyến đơn giản, dễ dàng thao tác.
- Hỗ trợ riêng các CLI cho từng cá nhân.
Nhờ những điểm nổi bật mà Laravel sở hữu, mà framework này dần trở thành công cụ làm việc dành cho cả người mới lẫn những người dày dặn kinh nghiệm trong nghề lập trình.
Angular
Framework này được tạo ra nhằm hỗ trợ các công việc cho ngôn ngữ JavaScript hoặc TypeScript.
Trong thời gian hoạt động, Angular đã được các nhà phát triển của Google nâng cấp lên một phiên bản mới, sở hữu nhiều tính năng ưu việt, đó là AngularJS.
Hoạt động dựa vào các Component, nhưng Angular lại bị ràng buộc hai chiều.
Angular không chỉ "góp mặt" trong các chương trình của Google, mà nó còn là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của Microsoft Office Home, Xbox, Forbes hay Santander Bank...
Tuy sở hữu nhiều tài liệu hướng dẫn, cùng cộng đồng hỗ trợ lớn nhưng việc học Angular sẽ là điều khá khó khăn với những người mới làm quen với lập trình.
Angular sở hữu các tính năng nổi bật sau:
- Trong Angular có hỗ trợ cả TypeScript lẫn cấu trúc MVC model.
- Có shadow DOM.
- Việc ứng dụng trang vô cùng đơn giản.
- Các dữ liệu sẽ bị ràng buộc 2 chiều.
Spring
Được biết đến là một framework vô cùng mạnh mẽ, sử dụng ngôn ngữ chính là Java.
Các chương trình được tạo ra trên Spring sẽ sở hữu hiệu năng vượt trội, dễ dàng và kiểm soát các tính năng tùy theo nhu cầu sử dụng của mình.
Framework Spring MVC sở hữu khả năng nhập dữ liệu khá thông minh, các module phục vụ cho công việc sẽ luôn được tăng cường hỗ trợ tối ưu cho quá trình đọc mã.
Không những thế, trong Spring còn cung cấp các tài liệu cần thiết cho các lập trình viên khi xây dựng và phát triển các ứng dụng vận hành trên cả Desktop và Mobile.
Spring sở hữu các tính năng nổi bật như:
- Có khả năng mở rộng chương trình vô cùng tuyệt vời.
- Thường được ứng dụng để phát triển các hệ thống có quy mô lớn.
- Cung cấp hệ sinh thái mở rộng.
- Dễ dàng tạo ra các ứng dụng hoạt động độc lập.
Django
Framework Django được phát triển dựa trên các "batteries included", phục vụ cho các công việc liên quan đến Python.
Django hoạt động chủ yếu theo mô hình cấu trúc MVT (Model View Template), ứng dụng chủ yếu trong các hoạt động xây dựng và phát triển phần mèm web.
Mọi tính năng cần thiết trong quá trình làm việc của các lập trình viên, đều được tích hợp sẵn trong framework Django này, mà không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của bất kỳ Plugin bên thứ ba nào và vẫn có thể phối hợp nhị nhàng với nhau, nhằm tạo ra kết quả đúng như mong đợi.
Nhờ đó, Django trở thành một thành phần quan trọng trong một số website nổi tiếng như Instagram, Pinterest hay Mozilla.
Ruby on Rails
Là một framework phát triển dựa trên ngôn ngữ Ruby. Cơ chế hoạt động trong Ruby on Rails khá giống với Django, nhưng lại sở hữu cấu trúc thiết lập khá đơn giản.
Ruby on Rails thường được ứng dụng trong quá trình Design Pattern như DRY hay MVC.
Framework này sở hữu khá nhiều tính năng nổi bật, tiêu biểu như:
- Có cú pháp lập trình đơn giản.
- Hỗ trợ sẵn thư viện, cùng các Plugin.
- Dễ dàng và thuận tiện trong việc phát triển và quản lý các dự án.
Đó cũng chính là lý do khiến Ruby on Rails "góp mặt" trong sự phát triển của nhiều trang web lớn hiện nay, như Shopify, Github, Basecamp...
Vue.js
Tuy vừa chỉ được ra mắt vào năm 2014, nhưng Vue.js đang dần trở thành một frmaework được khá nhiều lập trình viên ưa chuộng sử dụng.
Vue.js là một Visual DOM, hố trợ quá trình phát triển các chương trình sử dụng ngôn ngữ JavaScript và các dữ liệu sử dụng trong framework này đều được ràng buộc 2 chiều.
Đây là một framework khá thân thiện với những ai mới bắt đầu làm quen với lập trình, thường được ứng dụng trong đa dạng các dự án, từ web cho đến Mobile hay PWA.
Vue.js sở hữu các tính năng hữu ích như:
- Hỗ trợ làm việc trên cả TypeScript.
- Giúp các công việc của các Dev luôn đạt hiệu suất cao khi hoàn thành.
- Có tính ứng dụng cao, đồng thời có cộng đồng liên tục phát triển.
- Sở hữu cú pháp đơn giản, cùng khả năng uyển chuyển cao.
Trên đây là những framework khá được các lập trình viên ưa chuộng và có tính ứng dụng cao trong hầu hết các công việc, từ web cho đến Mobile mà bạn có thể tham khảo thêm.