Lợi ích khi sử dụng Framework

Lợi ích khi sử dụng Framework
Đối với một lập trình viên, Framework chắc hẳn là một phần vô cùng quan trọng, mang lại hiệu quả tối ưu cho công việc của họ.

Framework là gì?

Trong công việc lập trình, Framework được xem như phần "xương sống" giúp cấu thành nên toàn bộ chương trình hoàn chỉnh, với sự trợ giúp của những đoạn mã code viết sẵn, kết hợp cùng một tập hợp Library, trình biên dịch, thông dịch hay các API.

Còn trong hệ thống máy tính, Framework lại được xem như một cấu trúc phấn lớp, nhờ đó mà chúng ta biết rằng chương trình nào nên được xây dựng hay có thể xây dựng, quan trọng hơn là biết được mối liên kết giữa chúng với nhau.

Nói đơn giản, Framework là một nguyên liệu có sẵn, bạn có thể dùng kết hợp nó với những thành phần khác, để tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu và mục đích sử dụng của cá nhân.

Nhờ có sự trợ giúp của Framework mà công việc của các lập trình viên được thực hiện một cách nhanh chóng, giảm thiểu các chi phí phát sinh và vẫn sở hữu được một sản phẩm đúng như mong đợi.

Lợi ích khi sử dụng Framework

Lợi ích khi sử dụng Framework

Việc sử dụng kết hợp với Framework, mang lại cho các lập trình viên những lợi ích như:

  • Giúp các lập trình viên có thể tái sử dụng lại các đoạn mã code, năng cao hiệu suất làm việc.
  • Framework sẽ luôn được các nhà phát hành liên tục update, mang lại cho người dùng đa dạng sự lựa chọn trong quá trình tìm kiếm cho mình một phương pháp lập trình phù hợp.
  • Framework có khả năng tích hợp các công cụ với databases lại với nhau, hỗ trợ tối ưu trong việc phát triển ứng dụng.
  • Nhờ có Framework mà các ứng dụng có thể kế thừa cấu trúc đã được chuẩn hóa, giúp cho việc vân hành và bảo trì sau này diễn ra thuận tiện và đơn giản hơn.
  •  Đa phần các Framework hiện nay đều sử dụng mã nguồn mở, cho phép người dùng có thể nghiên cứu, cũng như thực hiện chỉnh sửa và phát triển nó với những quy tắc đã quy định.
  • Được hỗ trợ và đơn giản hóa cách sử dụng của những công nghệ mới và phức tạp.
  • Lược bớt tối thiểu các công việc lặp đi lặp lại, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức thực hiện.
  • Những người dùng sau cũng nhanh chóng tiến hành check và fixbug, khi mình không phải là người trực tiếp tạo ra chương trình.
  • Từ khâu thiết kế giao diện, viết code và kiểm thử phần mềm đều diễn ra theo một trình tự khép kín.

Lợi ích khi sử dụng Framework

Tính năng nổi bật của Framework

Framework khá nổi tiếng trong việc nâng cao hiệu suất làm việc của các Dev, nhờ có sự hỗ trợ của những tính năng cốt lõi được tích hợp sẵn bên trong như:

  • API: Phương thức trao đổi chính giữa ứng dụng với nhau.
  • AJAX: Hỗ trợ việc update thông tin mà không phải mất thời gian tải lại trang.
  • Caching: Giảm các lệnh Request đến máy chủ, đồng thời tăng tốc thời gian load trang.
  • Security: Hỗ trợ Framework trong việc xác thực và ủy quyền cho người dùng.
  • Scaffolding: Bộ khung quy tắc trong MVC Framework.
  • Libraries: Chứa các đoạn mã có sẵn, giúp lập trình viên có thể tạo ra một chức năng tương ứng mà không phải mất thời gian ngồi viết lại. Ngoài ra, còn hỗ trợ các công cụ quản lý thư viện như NPM, Composer.
  • Compilers: Là trình biên dịch từ những đoạn code sẵn có sang ngôn ngữ mà máy có thể hiểu và thực thi.  

Lợi ích khi sử dụng Framework

Một số Framework thường được sử dụng

Framework danh cho Web Application, bao gồm:

  • Django.
  • Angular.
  • Laravel.

Framework dành cho DataScience, gồm có:

  • PyTorch.
  • Apache Spark.
  • TensorFlow.

Framework dành cho Mobile Development, với sự "góp mặt" của những cái tên sau:

  • Flutter.
  • Ionic.
  • Xamarin. 

Lợi ích khi sử dụng Framework