Lập trình web và những thuật ngữ cần biết
Nếu muốn trở thành một web Developer chuyên nghiệp, nhất định bạn không được bỏ qua những thuật ngữ cơ bản sau đây.
Khi mới bước chân vào nghề lập trình, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ bởi từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành. Nhiều người luôn thắc mắc về AJAX, API... Nhưng qua bài viết sau đây, chắc chắn những thuật ngữ này không còn làm khó được bạn nữa.
Lập trình web
Đây là công việc xây dựng website. Nói một thể, lập trình web nhận nhiệm vụ từ bộ phận thiết kế để chuyển đổi từ cơ sở dữ liệu thô thành hệ thống website hoàn chỉnh có khả năng tương tác người dùng và cơ sở dữ liệu.
WWW - World Wide Web
Đây là dịch vụ phổ biến bậc nhất trên Internet, được sử dụng trên nền văn bản, đồ họa hay hiệu ứng tương tác. Nó còn được xem là không gian thông tin toàn cầu, hỗ trợ người dùng tìm hiểu, tham khảo và chia sẻ nội dung thông qua mạng Internet.
HTTP - HyperText Transfer Protocol
Đây là giao thức chuyển giao siêu văn bản trên web, hay con được hiểu là ngôn ngữ giao tiếp giữa Web clients và Web servers. HTTP là một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP, cho phép xây dựng yêu cầu gửi và nhận các kiểu dữ liệu. Chính vì thế, hệ thống độc lập này phát triển độc lập với dữ liệu được chuyển giao.
URL - Uniform Resource Locator
Đây là địa chỉ của một tài nguyên duy nhất trên Web. Mỗi URL hợp lệ sẽ đưa đến một tài nguyên duy nhất, dưới dạng trang HTML, tài liệu CSS, hình ảnh, video, file PDF...
Nó có chứa hai thành phần cơ bản là giao thức kết nối và nhà cung cấp.
Ngôn ngữ lập trình
Đây là dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa theo một hệ thống riêng dành cho thiết bị điện tử. Nói cách khác, ngôn ngữ lập trình là công cụ hỗ trợ việc lập trình web, giúp máy tính hiểu được yêu cầu và mục đích sử dụng của con người.
Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python, PHP, HTML/CSS, Java...
Lập trình Front End
Đây là người thiết lập giao diện, xây dựng chức năng tương tác giữa người dùng với website. Tất cả mọi thứ chúng nhìn thấy khi điều hướng trên Internet, từ các font chữ, màu sắc cho tới các menu các thanh trượt, là một sự kết hợp của HTML, CSS và JavaScript được điều khiển bởi trình duyệt máy tính.
Lập trình Back End
Đây phần tương phản của Front End. Backend bao gồm ba phần là máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Nó thực hiện công việc xây dựng và duy trì công nghệ mà sức mạnh của những thành phần đó, để cho phép phần giao diện người dùng của trang web có thể tồn tại.
Full Stack
Đây là công việc kết hợp vừa Front End và Back End. Đa phần họ có khả năng code cho mọi thành phần của hệ thống, điều này đòi hỏi lượng lớn các kỹ năng cũng như kinh nghiệm.