Ưu và nhược điểm của React Native

Ưu và nhược điểm của React Native
React Native được ứng dụng phổ biến trong các chương trình mobile. Nó có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ưu điểm của React Native

Thời gian học không quá dài

Trong quá trình tạo ra app mobile, bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu về các hệ sinh thái của cả hai hệ điều hành iOS lẫn Android.

Nếu muốn tạo ra các chương trình cho hệ điều hành iOS, bạn cần nắm vững những kiến thức liên quan đến Swift và Objective-C.

Còn nếu muốn tạo ra các chương trình cho hệ điều hành Android, bạn cần nắm vững những kiến thức về ngôn ngữ Java.

Việc học một ngôn ngữ lập trình duy nhất đã mất rất nhiều thời gian rồi, đây còn là hai hệ điều hành hoàn toàn khác nhau.

Liệu có giải pháp nào giúp cho các lập trình viên mảng mobile khắc phục được những khó khăn trên hay không? 

Câu trả lời là "Có"!

Nếu bạn lựa chọn tạo ra các ứng dụng mobile dựa trên nền tảng React Native, thì mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng. 

Khi ứng dụng React Native vào quá trình tạo ra app mobile, mặc dù có rất nhiều thứ mới lạ để tập làm quen như JavaScript... nhưng bạn chỉ cần học cách sử dụng một bộ công cụ duy nhất mà thôi!

Ưu và nhược điểm của React Native

Có khả năng tái sử dụng code

Đối với React Native, các lập trình viên hoàn toàn có thể tái sử dụng lại code trong khi phát triển ứng dụng đa nền tảng. 

Khả năng này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó mang đến khá nhiều lợi ích cho người dùng, cụ thể như sau:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí để tạo ra một ứng dụng tuyệt vời phục vụ cho nhu cầu của con người.
  • Tận dụng tối đa nguồn nhân lực.
  • Duy trì ít code và hiếm khi xảy ra lỗi trong quá trình vận hành.
  • Các tính năng giữa hai nền tảng cũng gần như có nét tương đồng.

Sở hữu cộng đồng hỗ trợ cực kỳ lớn mạnh

Nhờ có nhiều ưu điểm tuyệt vời mà hiện nay, React Native đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, nó còn nhận được sự đóng góp nhiệt tình của đại đa số các lập trình viên, ngày càng trở nên hoàn thiện và tốt hơn rất nhiều. 

Quan trọng hơn hết, React Native còn nhận được sự hậu thuẫn của tập đoàn lớn mạnh nhất thế giới hiện nay, đó chính là Facebook.

Chính vì vậy, bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian để nghiên cứu trong suốt quá trình học và làm việc với React Native.

Có tính ổn định và khả năng tối ưu cao

Do được phát triển bởi một tập đoàn lớn như Facebook, nên React Native có tính ổn định khá cao:

  • Các mã code trong ngôn ngữ này có thể đơn giản hóa quá trình xử lý dữ liệu.
  • Đội ngũ phát triển ứng dụng không cần có quá nhiều người.
  • Việc xây dựng ứng dụng không cần quá nhiều native code cho mỗi hệ điều hành khác nhau.
  • Mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị nhất.

Ưu và nhược điểm của React Native

Nhược điểm của React Native

Dưới đây là một số nhược điểm vẫn còn tồn đọng trong React Native:

  • Vẫn còn thiếu nhiều component quan trọng.
  • Không thể thực hiện công việc xây dựng các chương trình iOS trên hệ điều hành Windows. 
  • Không sử dụng được để tạo ra các game có đồ họa cao và luật chơi phức tạp.
  • Hiệu năng kém hơn so với khi sử dụng native app.
  • Vì sử dụng JavaScript nên chưa có sự bảo mật an toàn.
  • Khả năng tùy biến trong một số module chưa thật sự tốt.
  • Không thích hợp khi ứng dụng vào các app cần khả năng tính toán cao.

Ưu và nhược điểm của React Native

Những công cụ dùng để phát triển React Native

Dưới đây là một số công cụ phổ biến, hỗ trợ quá trình phát triển khi xây dựng chương trình trong React Native. Chúng hoàn toàn miễn phí và được rất nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn:

  • Chrome Dev Tools: Hỗ trợ quá trình kiểm tra mạng, hiển thị bản ghi giao diện và dừng các mã khi trình gỡ lỗi hoạt động.
  • Redux Dev Tools: Giúp kiểm tra trạng thái trong store Redux.

Ưu và nhược điểm của React Native

Nếu bạn đang có nhu cầu học React Native để nâng cao trình độ chuyên môn trong nghề, thì hãy đăng ký tham gia ngay khóa đào tạo thuộc chương trình Chiến Binh Full Stack do Tự Học Lập Trình cung cấp nhé!