React Native là ngôn ngữ sử dụng để viết các ứng dụng trên cả hai ứng dụng IOS và Android. Cùng tìm hiểu xem ngôn ngữ này có gì nổi bật hơn không nhé!
React Native là gì?
React Native là framework, do công ty Công nghệ sở hữu mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất hiện nay Facebook phát triển, nhằm mục đích giải quyết bài toán hiệu năng của Hybrid và chi phí khi phải viết nhiều loại ngôn ngữ native trên nền tảng di động. Nếu bạn đang sử dụng React Native để xây dựng các ứng dụng trên IOS hay Android thì chỉ có thể dùng ngôn ngữ JavaScript để viết chương trình.
React Native cho phép xây dựng và phát triển ứng dụng Native đa nền tảng một cách dễ dàng, khác với Mobile Web App, HTML5 App và Hybrid App.
Mục đích khi tạo ra ngôn ngữ này là giúp khắc phục được các điểm yếu của các ứng dụng web. Các nhà lập trình tiết kiệm được khá nhiều thời gian cũng như công sức của mình nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ JavaScript mà họ có thể hoạt động được trên mọi mặt trận web.
Cách thức hoạt động của React Native
Chúng được tích hợp 2 Thread là Main Thread và JS Thread cho ứng dụng mobile. Với Main Thread đảm nhận nhiệm vụ cập nhật giao diện người dùng (UI). Sau đó, sẽ xử lý tương tác người dùng. Trong khi đó, JS Thread sẽ thực thi và xử lý code Javascript. Hai luồng này hoạt động độc lập với nhau.
Để tương tác được với nhau hai Thread sẽ sử dụng một Bridge (cầu nối). Cho phép chúng giao tiếp mà không phụ thuộc lẫn nhau, chuyển đổi dữ liệu từ Thread này sang Thread khác. Dữ liệu từ hai Thread được vận hành khi tiếp nối dữ liệu cho nhau.
Các ứng dụng được viết bằng React Native
Mặc dù, ngôn ngữ này chưa được hoàn thiện nhưng các lập trình viên có thể sử dụng React Native để đẩy nhanh quá trình xây dựng các ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau.
Các nhà phát triển ứng dụng này đã chuyển đổi tính năng Event Dashboard cho iOS sang React Native để kiểm tra hiệu suất ứng dụng. Mục đích để cắt giảm thời gian tìm hiểu thị trường đi một nửa.
Skype
Họ đang thử nghiệm một ứng dụng Android mới bằng React Native. Có thể là tin vui cho dành cho những người thường xuyên sử dụng Skype để trao đổi công việc. Phiên bản Skype mới được phát triển bằng ngôn ngữ React Native sẽ thực sự được cải tiến với nhiều tính năng nổi bật nhưng lại rất gọn gàng.
Facebook Ads
Đến thời điểm hiện tại, những ứng dụng quảng cáo trên Facebook đều được sử dụng bằng ngôn ngữ React Native. Framework này đã hoàn toàn chiếm được niềm tin của nhiều nhà kinh doanh, giúp việc xử lý các định dạng quảng cáo như múi giờ, ngày, tiền tệ, được trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Mọi ứng dụng gốc của Instagram đã vượt qua thử thách để tích hợp React Native. Chế độ Push Notifications đã được triển khai dưới dạng WebView và không yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng Navigation vì UI khá đơn giản.
Walmart
Trước đây, Walmart đã chứng minh sự táo bạo của mình khi giới thiệu NodeJS vào stack của ứng dụng nhưng vài năm sau họ đã viết lại tất cả ứng dụng trên thiết bị di động bằng React Native. Đây cũng là lý do làm cho hiệu suất ứng dụng trên cả hai hệ điều hành IOS và Android được cải tiến thông qua việc sử dụng ít tài nguyên hơn trong khoảng thời gian ngắn.
Uber Eats
Uber Eats đang tận dụng React Native trong kỹ thuật của ứng dụng nhằm phân phối thực phẩm của họ.
Yeti Smart Home
Mặc dù cũng gặp những vấn đề tương tự khi tích hợp React Native vào ứng dụng SoundCloud Pulse. Tuy nhiên, sau một thời gian được sự hỗ trợ và đóng góp của cộng đồng thì ứng dụng đã có thể vượt khỏi màn hình di động mà sử dụng được trên nhiều thiết bị khác nhau.
Ưu điểm của React Native
- Tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi bạn cần phát triển một ứng dụng nhanh chóng.
- Hiệu năng tương đối ổn định.
- Cộng đồng phát triển mạnh.
- Tiết kiệm tiền.
- Ứng dụng đáng tin và ổn định.
- Có thể xây dựng trên nhiều hệ điều hành khác nhau với ít native code nhất.
- Trải nghiệm người dùng tốt hơn là Hybrid app.
Nhược điểm của React Native
- Đòi hỏi native code.
- Hiệu năng sẽ thấp hơn với app thuần native code.
- Bảo mật không cao do dựa trên JS.
- Việc quản lý bộ nhớ còn khó.
- Khả năng tùy biến cũng không thực sự tốt đối với một vài module.
Công cụ dùng phát triển React Native
React Native cung cấp một số công cụ phát triển miễn phí cho những nhà phát triển. Có thể kể đến như:
- Hot Reloading .
- Chrome Dev Tools để kiểm tra yêu cầu mạng, hiển thị bản ghi giao diện và dừng mã trên các trình gỡ lỗi .
- Redux DevTools để kiểm tra trạng thái của store Redux.
Cách cài đặt React Native
Ngôn ngữ này hỗ trợ trên nhiều hệ điều hành như: Windows, Linux, MacOS. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cài đặt React Native trên hệ điều hành Linux, sử dụng thuần code JS.
Bước 1: Download NodeJS và cài đặt.
Bước 2: Tiến hành cài đặt React Native App bằng cú pháp
npm install –g create-react-native-app
Bước 3: Tạo và run project mẫu
create-react-native-app AwesomeProJect
cd AwesomeProject
npm start
Bước 4: Chạy project trên điện thoại
Đầu tiên các bạn cài đặt Expo client trên điện thoại của các bạn Android, iOS.
- Kết nối cùng mạng wifi với máy tính mà bạn run project.
- Sau đó mở ứng dụng Expo Client lên và quét mã QR trên terminal của run project.
- Khi bạn thay đổi gì trong App.JS thì ứng dụng của các bạn sẽ tự động thay đổi tự động.
Rất tiện lợi và dễ dàng đúng không nào. Hãy bắt tay vào làm ngay nhé! Chúc các bạn thành công.