Web API là gì?
Hiện nay, Web API được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về khái niệm này một cách chính xác nhất.
API là gì?
API (Application Programming Interface) là giao diện lập trình ứng dụng. Nó tập hợp những phương pháp, giao thức kết nối các thư viện và ứng dụng khác nhau.
API cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm thường sử dụng, sau đó tiến hành trao đổi dữ liệu giữa những ứng dụng.
Ngày nay, hệ thống API đã được ứng dụng phổ biến trên nhiều hệ điều hành, thư viện phần mềm hay framework.
Web API là gì?
Web API là nơi diễn ra quá trình kết nối, trao đổi, cập nhật dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau. Thông thường, chúng tồn tại dưới dạng JSON hoặc XML thông qua hình thức HTTPS hay HTTP.
Web API hoạt động như thế nào?
Quá trình hoạt động của Web API diễn ra theo trình tự cơ bản sau:
- Bước 1: Xây dựng URL API cho phép bên thứ ba có thể gửi request dữ liệu đến máy chủ, cung cấp nội dung và dịch vụ thông qua giao thức HTTPS hay HTTP.
- Bước 2: Tại web server diễn ra thao tác kiểm tra, lựa chọn tài nguyên thích hợp để nội dung có thể trả về kết quả.
- Bước 3: Khi đó, Server sẽ trả về kết quả dưới định dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTPS/HTTP.
- Bước 4: Cuối cùng, xem xét lại yêu cầu ban đầu là ứng dụng web hoặc ứng dụng di động, dữ liệu JSON/XML sẽ được parse để lấy data. Khi có data, các hoạt động tiếp theo sẽ được thực hiện như lưu về cơ sở dữ liệu hay hiển thị dữ liệu…
Ưu và nhược điểm của Web API
Ưu điểm
- Sử dụng chủ yếu trên ứng dụng desktop, mobile, website.
- Thích ứng linh hoạt với nhiều định dạng dữ liệu.
- Tiết kiệm thời gian xây dựng HTTP service.
- Hỗ trợ đầy đủ chức năng của RESTful, thành phần MCV.
- Độ tin cậy cao nhờ tính năng giao tiếp hai chiều.
Nhược điểm
Do Web API mới xuất hiện nên chưa thể đánh giá chi tiết về nó. Nhưng cũng có một số điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng như:
- Chưa hoàn toàn là RESTful service, chỉ đơn thuần hỗ trợ mặc định GET và POST.
- Người thực hiện phải sở hữu kiến thức chuyên môn cao, đặc biệt là kinh nghiệm về Back End.
- Nếu không giới hạn điều kiện kỹ lưỡng, thì sẽ dễ gặp sự cố về bảo mật.
Vì sao nên sử dụng Web API?
- Tự động hóa sản phẩm, công tác quản lý, phân chia công việc.
- Tăng trải nghiệm người dùng nhờ tính năng cho phép chỉnh sửa thông tin từ mọi trang web.
- Cập nhập và thay đổi theo thời gian thực.
- Dễ dàng sử dụng.