SDK được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các lập trình viên, trong việc xây dựng và phát triển các dự án của cá nhân.
SDK là gì?
SDK - Software Development Kit là phần mềm thường được ứng dụng vào quá trình phát triển chương trình với sự hỗ trợ của một nền tảng nhất định.
Khi sử dụng SDK, bạn sẽ được cung cấp sẵn một số thư viện, tài liệu, mẫu Template, Sample code và cả tiện ích gỡ rối (debugging), Documentation hay các tài liệu bổ sung...
Cho phép nhà phát triển dễ dàng tích hợp kèm vào phần mềm hay ứng dụng của mình, chúng thường chỉ là những chức năng đơn giản như hiển thị quảng cáo, Push Notification.
Ngoài ra, SDK còn có thể chứa nhiều API dưới dạng thư viện hoặc một hệ thống phần cứng phức tạp bất kỳ, thực hiện quá trình giao tiếp với hệ thống nhúng.
Trong SDK chứa các thành phần cơ bản như:
- Debugger: Hỗ trợ sửa các lỗi nhỏ một cách tự động khiến quá trình phát triển trở nên mượt mà hơn.
- Code library: Code này sẽ được ứng dụng vào quá trình làm việc và hỗ trợ thực hiện mọi yêu cầu theo mong muốn.
- Integrated development environment - IDE: Hỗ trợ trình biên dịch, dịch ngôn ngữ lập trình cấp cao của mã nguồn trong SDK sang ngôn ngữ thấp hơn và ứng dụng nó vào quá trình tạo ứng dụng.
- Documentation: Tài liệu hướng dẫn sử dụng khá chi tiết cho lập trình viên có thể dễ dàng ứng dụng trong công việc.
- Code samples: Cung cấp cho lập trình viên các ví dụ về quy trình hoạt động của code, giúp họ sử dụng nó theo hướng đơn giản.
- Application Programming Interfaces - APIs: Cho phép người dùng dễ dàng kết nối với nhiều dịch vụ hỗ trợ khác.
Phân loại SDK
Trên thị trường hiện nay, SDK đang được sử dụng với những loại phổ biến sau:
Bộ công cụ SDK Windows
Bắt buộc phải sử dụng .NET Framework SDK, kèm theo đó là sự hỗ trợ của .NET, giúp lập trình viên nhanh chóng tạo ra các phần mềm chuyên dụng.
Bộ công cụ SDK iOS
Chọn Swift làm ngôn ngữ hỗ trợ, thường được ứng dụng trong việc xây dựng các ứng dụng vận hành trên nền tảng hệ điều hành độc quyền của nhà Apple.
Bộ công cụ SDK Android
Thường được sử dụng trong quá trình xây dựng và phát triển các ứng dụng vận hành trên hệ điều hành Android, lấy Java làm ngôn ngữ cốt lõi.
Bộ công cụ SDK Bắc Âu
Hỗ trợ cho quá trình xây dựng và phát triển các sản phẩm không dây, điển hình là các thiết bị Bluetooth.
Bộ công cụ SDK VMware
Giúp chương trình có thể được thực hiện ảo hóa thông qua công nghệ điện toán đám mây.
Được xem như công cụ trung gian giúp chương trình tích hợp dễ dàng cùng nền tảng VMware SDK.
Bộ công cụ SDK Facebook
Cho phép nhà lập trình có thể tạo ra các ứng dụng ngay trên nền tảng Facebook, với sự hỗ trợ đắc lực của bộ công cụ này.
Sau khi hoàn thiện, chương trình sẽ được tự động đồng bộ với Facebook, kèm theo đó các thuật toán trên Facebook cũng sẽ xác nhận tính thân thiện của nó đối với nền tảng này.
Những yếu tố thể hiện một SDK chất lượng
- Mức độ tiêu hao năng lực và pin của CPU không bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng SDK.
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết, để người dùng dễ dàng tham khảo và ứng dụng trong các công việc.
- Cung cấp mọi chức năng cần thiết về tăng cường giá trị sử dụng trong các ứng dụng.
- Thuận tiện trong việc tích hợp nhiều ngôn ngữ trong quá trình làm việc.
- Dễ dàng sử dụng với nhiều nhà phát triển khác nhau.
- Cung cấp khả năng tích hợp tốt khi sử dụng và kết hợp với các SDK khác.
SDK mang lại lợi ích gì khi sử dụng?
- Có khả năng tích hợp nhanh chóng.
- Khả năng kiểm soát tốt các chi tiết của giao diện người dùng hiển thị trong các app sử dụng SDK của bạn.
- Đảm bảo các chức năng quan trọng nhất vẫn duy trì an toàn, tránh việc bị giả mạo và có thể làm hỏng trải nghiệm của người dùng.
- Tăng khả năng các công cụ khác muốn tích hợp với sản phẩm của bạn.
- SDK được sử dụng miễn phí và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phát triển các App Android.