Phân loại bug trong testing
Bug là một vấn đề khó tránh khỏi trong công việc của các Dev. Vậy bạn đã biết về các loại bug trong testing hay chưa, cùng tìm hiểu nhé!
Bug được xem như những Error, Flaw, Failure, hay Fault khiến chương trình khổng thể vận hành ổn định hay tạo ra những kết quả sai và không lường.
Trong testing, bug được chia thành các loại phổ biến như:
Dựa trên mức độ nghiêm trọng
Ở trạng thái này, lỗi sẽ ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hoạt động của sản phẩm.
Khi xét trên góc độ lỗi này, bạn phải xem xét kỹ ở mỗi sản phẩm nhất định. Bởi nó có thể nghiêm trọng đối với sản phẩm này, nhưng lại khá bình thường trên sản phẩm kia.
Ở mức độ này, lỗi được chia thành 4 phần nhỏ như:
Block - Lỗi nghiêm trọng
Lỗi này liên quan nhiều đến chức năng, khi sản phẩm gặp lỗi ở dạng này, bạn sẽ không thể thực hiện được bất kỳ hoạt động gì trên đó.
Một trong những vấn đề liên quan đến Block như:
- Link hỏng.
- Không thực hiện đổi được mật khẩu.
- Ứng dụng bị crash khi làm gì đó.
- Quá trình thanh toán đơn hàng bị từ chối.
- Thông tin hợp lệ nhưng không lưu được khi điền biểu mẫu.
- Không gửi được biểu mẫu.
- ...
Major - Lỗi lớn
Đây là một trong những loại lỗi gây nhiều khó chịu cho người sử dụng, nhưng nó không nghiêm trọng đến nỗi khách truy cập không thể thực hiện được các công việc mà họ muốn.
Một số lỗi lớn điển hình thường xuất hiện như:
- Website chỉ hiển thị dưới dạng HTML.
- Trang mất hơn 10 giây mới có thể Load xong nội dung.
- Cửa số pop-up thông tin không chứa văn bản.
- Xuất hiện mã HTML trên trang.
- Video trong website không thể phát âm thanh.
- Website bị hiển thị một số ngôn ngữ khác.
- ...
Minor - Lỗi nhỏ
Lỗi này sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của người truy cập vào sản phẩm, nhưng bạn cũng nên xem xét chúng kỹ lưỡng.
Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, đồng thời xây dựng thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp đối với mỗi khách hàng.
Một số lỗi nhỏ thường xảy ra như:
- Lỗi chính tả.
- Font chữ hiển thị không đồng nhất.
- Mô tả chi tiết sai sản phẩm.
- Chất lượng hình ảnh kém.
- ...
Dựa trên hình thức
Những lỗi xuất hiện ở đây xuất hiện thuộc về phần bản chất của mỗi sản phẩm. Chúng được chia nhỏ thành 5 loại phổ biến sau:
Functional Bug - Lỗi chức năng
Lỗi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thao tác của người dùng đến sản phẩm.
Do đó, bạn chỉ phát hiển nó khi thực hiện một thao tác liên quan nào đó, nhưng không được sản phẩm phản hồi lại.
Một số lỗi thường được phát hiện như:
- Các nút ấn không hoạt động.
- Thanh cuộn trang không di chuyển dù ở dưới có nội dung.
- Các trang con đều chỉ điều hướng về trang chủ, hoạt động không đúng với mong muốn của người dùng.
- Cửa số pop-up không thể đóng.
- Tính năng tự động hoàn thiện khi chưa điền đủ thông tin.
- Chỉ hiển thị có lỗi xảy ra nhưng không nói rõ là lỗi gì, ví dụ "an error has occurred, please try again later", thay vì "please enter a valid email address".
- Bộ lọc không hoạt động.
- Trang thường xuyên bị đơ.
- ...
Lỗi từ ngữ - Wording Bug
Lỗi này chỉ liên quan đến nội dung văn bản, tiêu biểu như:
- Văn bản hiển thị khác so với bản mock-up.
- Những ký tự đặc biệt không được mã hóa.
- Chữ viết hoa, viết thường lộn xộn.
- Các đoạn xuất hiện lỗi chính tả và ngữ pháp.
- ...
Lỗi đồ họa - Graphical Bug
Là những lỗi tĩnh, liên quan đến phần giao diện trong trang, các lỗi thường gặp như:
- Hinh ảnh bị vỡ và không cân xứng.
- Hình ảnh, văn bản, cùng các liên kết bị chồng chéo lên nhau.
- Trường nằm ngoài vùng hiển thị của màn hình.
- Các hình ảnh và video hiển thị méo mó.
Lỗi hoạt động - Performance Bug
Lỗi này xuất hiện do trách nhiệm của nhà quản lý kỹ thuật, thường sẽ là:
- Tốc độ Load trang lâu hơn 10 giây.
- Ứng dụng thường xuyên bị crash khi mở, xuất hiện ngẫu nhiên hay khi thực hiện bất kỳ một thao tác gì đó trên sản phẩm.
- Hình ảnh không hiển thị thay vào đó là những đoạn mô tả.
- Trang không hiển thị nội dung khi hòa tất quá trình tải trang.
- Trang hiển thị từng bit một.
Yếu tố con người - Ergonomics
Đây thường là những vấn đề liên quan đến trải nghiệm người dùng, có thể gây khó chịu với người này nhưng lại khá bình thường với người khác.
Lỗi liên quan đến yếu tố này có thể kể đến như:
- Thanh điều hướng quá lớn so với mắt nhìn của người dùng.
- Trang không phản hồi khi truy cập bằng các thiết bị di động hay máy tính bảng.
- Pop-in và pop-up cần có biểu tượng để tắt.
- Thao tác thành công nên có tin xác nhận "đã thành công".
- Chữ hiển thị trên trang quá to hay quá nhỏ.
- ...
Dựa trên tần suất xuất hiện
Tần suất thuộc về phạm trù mức độ thường xuyên xuất hiện của một lỗi nào đó.
Luôn luôn
Lỗi này sẽ xuất hiện đến khi nhà phát triển tìm cách khắc phục nó.
Nhờ đó, lập trình viên biết được nguyên nhân phát sinh ra lỗi và biết được mình cần phải làm gì để "xóa bay" lỗi đó.
Ngẫu nhiên
Những lỗi ở tần xuất này xảy ra và không biết được là chúng đang tồn tại trong điều kiện nào.
Muốn khắc phục được những lỗi này, bạn cần có sự kiên nhẫn và có quá trình tìm hiểu nguyên nhân phát sinh của nó, thì mới có hướng khắc phục hợp lý.
Một lần
Lỗi phát sinh với tần suất này có thể là lỗi thật cũng có thể không, nhưng điều kiện xảy ra lỗi vẫn luôn là điều bí ẩn với lập trình viên.
Thường thì nhà lập trình sẽ ít khi để ý tới những trường hợp như thế này.
Một số lỗi khác
Ngoài những lỗi trên, bug còn có thể xuất hiện ở một số trường hợp như:
Hệ thống không đáp ứng được các yêu cầu hiển thị nội dung, khi cùng một khoảng thời gian có một lượng lớn người dùng truy cập vào website vì bất kỳ mục đích nào đó.
Ở một số trường bắt buộc không có ký tự sao (*) cũng khiến sản phẩm xuất hiện lỗi.