Để hỗ trợ tốt nhất cho việc học lập trình đa nền tảng, trước khi bắt đầu bạn cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản đề cập trong bài viết bên dưới.
Lập trình đa nền tảng
Lập trình đa nền tảng là công việc xây dựng và phát triển các ứng dụng có thể vận hành được trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm iOS, Android hay thậm chí là Windows Phone.
Các chương trình được tạo ra bởi lập trình đa nền tảng được chia thành hai loại chính:
- Loại phần mềm có thể vận hành trực tiếp trên mọi nền tảng mà không cần phải thông qua trình biên dịch hay thông dịch. Những phần mềm này thường được tạo ra bởi một ngôn ngữ thông dịch hay đã được dịch trước khi chuyển sang mã bytecode.
- Loại còn lại thì đơn giản và dễ thiết kế hơn. Bù lại, nó đòi hỏi phải được thiết kế hoặc biên dịch với từng phiên bản vận hành trên mỗi nền tảng hoạt động.
Mỗi loại phần mềm đều mang trong mình những ưu và nhược điểm riêng, tùy theo những mục đích sử dụng của người dùng. Nhìn chung, các loại phần mềm này đều có thể vận hành được trên mọi nền tảng hệ điều hành, nhưng lại không tự động làm việc trên tất cả kiến trúc mà hệ điều hành đó hỗ trợ.
Học lập trình đa nền tảng cần biết những gì?
- Hiểu và biết cách xây dựng mô hình Model-View-View-Model (MVVM).
- Hiểu được được các nguyên lý cơ bản của một số Framework hỗ trợ cho lập trình đa nền tảng, gồm có React Native, Phone Gap hay Xamarin.
- Hiểu được các vấn đề nâng cao trong Xamarin, phục vụ cho việc tự nghiên cứu và sử dụng về sau, trong đó có Camera, Notification, Google Map APIs, Grial, RESTful API, Syncfusion...
- Biết cách xây dựng màn hình giao diện với Xamarin, đồng thời thực hiện tốt việc truy xuất dữ liệu trong Xamarin.
- Có kiến thức về một số ngôn ngữ hỗ trợ cho lập trình đa nền tảng, như C#, C++, Python, Java, JavaScript...
- Kèm theo đó, có kiến thức và biết cách sử dụng một số công cụ hỗ trợ lập trình đa nền tảng khác ngoài Xamarin, phổ biến như Adobe PhoneGap, Appcelerator, Sencha...
- Khả năng đọc hiểu yêu cầu của khách hàng trong quá trình thực hiện ứng dụng, kèm theo khả năng phân tích và thiết kế các phần mềm.
- Có khả năng xây dựng một ứng dụng di động vận hành trên các nền tảng cơ bản, như iOS, Android hay thậm chí là Windows Phone.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
Lợi ích của việc lập trình đa nền tảng
- Mất thời gian thiết kế, xây dựng và phát triển ứng dụng một lần mà có thể đưa nó hoạt động vào nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau.
- Mã code chỉ mất thời gian viết một lần, nhưng có thể tái sử dụng lại nhiều lần, giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức khi thực hiện.
- Ứng dụng có tính đồng nhất cao, mang đến cho người dùng chung một trải nghiệm khi sử dụng trên các nền tảng thiết bị khác nhau.
- Trong các nền tảng hỗ trợ lập trình đa nền tảng, cung cấp sẵn một số Plugin hữu ích, cho phép nhà phát triển nhanh chóng thực hiện các thay đổi khi cần.
- Tiếp cận được với nhiều nhóm khách hàng đối tượng trên thị trường hiện nay hơn.
- Dễ dàng khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành của ứng dụng.