Lập trình đa nền tảng là gì?

Lập trình đa nền tảng là gì?
Lập trình đa nền tảng chính là giải pháp hữu hiệu dành cho lập trình viên, giải quyết vấn đề sử dụng các app trên nhiều hệ điều hành khác nhau của người dùng.

Lập trình đa nền tảng là gì?

Đa nền tảng là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dùng để chỉ các phần mềm hoặc một phương thức điện toán nào đó có thể vận hành trên các nền tảng khác nhau.

Nhờ có lập trình đa nền tảng mà các ứng dụng tạo ra có thể vận hành mượt mà trên các hệ điều hành, từ Android, iOS đến BlackBerry OS hay Windows Phone và những kiến trúc máy tính đang được người dùng sử dụng.

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều các ứng dụng đa nền tảng đang được sử dụng, nhưng thực tế chúng chỉ có 2 loại nhất định:

  • Loại có thể chạy trực tiếp trên các nền tảng mà không cần đến sự hỗ trợ của trình biên dịch hay thông dịch. Những ứng dụng này thường được tạo ra bởi những ngôn ngữ thông dịch hay đã được dịch sẵn qua mã bytecode.
  • Loại còn lại được tạo ra khá đơn giản, nhưng đòi hỏi chương trình đã có bước thiết kế hoặc biên dịch phù hợp với các nền tảng mà nó phục vụ. 

Lập trình đa nền tảng là gì?

Ưu và nhược điểm của lập trình đa nền tảng

Ưu điểm của lập trình đa nền tảng

  • Sản phẩm được tạo ra từ lập trình đa nền tảng sẽ nhanh chóng tiếp cận được đến nhiều đối tượng người dùng hơn.
  • Tiết kiệm chi phí cho chủ sở hữu khi thực hiện.
  • Tiết kiệm thời gian công sức cho các lập trình viên trong việc xây dựng và phát triển ứng dụng phục vụ nhu cầu người dùng.
  • Đa phần các ứng dụng được tạo ra bởi lập trình đa nền tảng đều ứng dụng những công nghệ hiện đại và tiên tiến, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
  • Thuận tiện hơn trong việc triển khai và duy trì hoạt động hóa ứng dụng trên các nền tảng thiết bị.
  • Các đoạn code xây dựng chương trình có thể tái sử dụng lại nhiều lần.
  • Chương trình được xây dựng với cấu trúc liền mạch, tuân thủ chặt chẽ theo mô hình MVC hay MVVM, giúp chúng không phục thuộc vào OS.

Nhược điểm của lập trình đa nền tảng

  • Việc lập trình đa nền tảng sẽ khó khai thác triệt để thư viện trong những nền tảnh lớn, phổ biến là Android và iOS.
  • Khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng cho ứng dụng khi hoạt động trên các nền tảng khác nhau. Có thể là về giao diện hiển thị, công cụ hay ngôn ngữ trong nền tảng API và một số yêu cầu xử lý từ các bên liên quan.
  • Bị giới hạn trong khả năng linh hoạt so với các ứng dụng được xây dựng dành riêng cho một nền tảng nhất định. 

Lập trình đa nền tảng là gì?

Những công cụ hỗ trợ lập trình đa nền tảng

Để qua trình xây dựng và phát triển các ứng dụng có thể hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau, thì sự hỗ trợ của những Framework kèm theo là điều không thể thiếu.

Một trong số đó bao gồm:

Xamarin

Quá trình xây dựng chương trình với Framework này thực hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ C#, được tạo ra nhằm phục vụ hiệu quả cho việc phát triển các ứng dụng vận hành trên nhiều nền tảng.

Trong Xamarin còn được tích hợp sẵn Git.

Lập trình đa nền tảng là gì?

Ionic

Với Ionic người dùng có thể tùy chọn khung giao diện hiển thị, có thể là React hay Angular.

Là một Framework sử dụng mã nguồn mở, nên việc sử dụng và khắc phục các lỗi liên quan cũng khá dễ dàng.

Ionic còn được sử dụng trong việc xây dựng một số ứng dụng nổi tiếng, như IBM, SAP và cả NASA.

Lập trình đa nền tảng là gì?

Flutter

Là một Framework hỗ trợ lập trình đa nền tảng, được tạo ra bởi "nhà" Google.

Flutter thuộc Framework phản ứng, chình vì vậy, các nhà thiết kế chương trình không phải mất thời gian update nội dung giao diện bằng phương pháp thủ công.

Lập trình đa nền tảng là gì?

Native Script

Là một Framework do Native APIs cung cấp, cho phép người dùng có thể tái sử dụng lại các Plugin sẵn có từ npm trong dự án, để cí thể mở rộng các tính năng cho chương trình. 

Lập trình đa nền tảng là gì?