Các phiên bản của Angular

Các phiên bản của Angular
Angular được biết đến như một trợ thủ đắc lực đối với các lập trình viên Front End. Hãy cùng Tự Học Lập Trình tìm hiểu những phiên bản nổi bật của chúng nhé!

Angular là gì?

Angular được tạo ra bởi Misko Hevery và bạn của anh là Adam Abrons, chính thức ra mắt trên thị trường vào 20/10/2010. Khoảng thời gian khi mới vừa ra mắt, Angular còn nhận được sự hỗ trợ nâng cấp các phiên bản từ "ông lớn" Google, nhưng ngày nay thì không còn nữa.

Angular là một Framework JavaScript, thường được các Front Ent Developer dùng trong việc thiết kế giao diện website. Nó hoạt động dựa trên khung làm việc của JavaScript MCV phía Client để phát triển các trang web động.

Chúng ta vẫn thường hay nghe đến cụm từ AngularJS, đây là cách gọi dành cho Angular 1 được tạo ra vào năm 2009, viết bằng ngôn ngữ JS. Còn Angular là từ chung chỉ các phiên bản từ Angular 2 trở lên, ra mắt vào năm 2016, loại này được tạo ra nhờ ứng dụng ngôn ngữ TypeScript - một phiên bản cấp cao của JS.

Angular đã được viết lại hoàn toàn, nên có nhiều khái niệm thay đổi so với AngularJS. Đồng thời, cấu trúc của chúng cũng khác biệt hẳn so với nhau.

Các phiên bản của Angular

Các phiên bản của Angular

  • AngularJS: Đây là phiên bản đầu tiên của Angular được cho ra mắt vào 20/10/2010, hoạt động theo kiểu MVC (Model View Controller), do Misko Hevery làm việc tại Google sáng tạo ra.
  • Angular 2: Ra mắt vào 14/9/2016, là phiên bản thay thế cho AngularJS, sử dụng các khái niệm mới để tối đa quá trình phát triển trong Framework này. Phiên bản này được viết bằng TypeScript, có tốc độ làm việc nhanh và hỗ trợ trên đa nền tảng, cộng thêm cấu trúc code đơn giản, dễ sử dụng.
  • Angular 4: Với phiên bản này, số lượng code đã được lược bớt, làm cho kích thước tệp đóng gói giảm xuống 60%, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng. Được trình làng vào 23/3/2017.
  • Angular 5: Ra mắt vào ngày 11/11/2017, ứng dụng HTTPClient thay cho HTTP, làm tăng tốc độ và khả năng bảo mật cao cho chương trình. Ngoài ra, sử dụng công cụ Build Optimizer được thiết lập sẵn trong CLI, hỗ trợ việc tối ưu Tree Shark và bỏ bớt những dòng code không cần thiết.
  • Angular 6:  Version 6 hỗ trợ ra mắt vào 3/5/2018. Điều đặc biệt ở phiên bản này là được cập nhật thêm CLI (Command Line Interface), cùng một số lệnh mới như ng-update để thuận tiện cho việc chuyển đổi giữa các phiên bản và ng-add để dễ dàng thêm những tính năng trong ứng dụng. Từ đó, khiến nó trở thành ứng dụng web tiến bộ hơn. 
  • Angular 7: Phát hành vào 18/10/2018, được ứng dụng các công nghệ mới như Scrolling Module hỗ trợ quá trình Scroll Load dữ liệu và Drag and Drop giúp chúng ta dễ dàng thêm tính năng chỉ với thao tác kéo - thả chuột vào thư mục. Version này đã được cập nhật trên RxJS 6.3.
  • Angular 8: Ra mắt vào ngày 25/8/2019 với CLI workflow improvements và Dynamic imports for lazy rountes, cùng nhiều công cụ khác.
  • Angular 9: Phiên bản này mới được ra mắt vào 6/2/2020, hỗ trợ quá trình di chuyển các ứng dụng để có thể sử dụng trình biên dịch Ivy theo thời gian mặc định. Việc cập nhật này nhằm mục đích giúp nó có thể hoạt động được trên TypeScript 3.6 và 3.7.
  • Angular 9.1: Được ra mắt ngày 25/3/2020.
  • Angular 10: Được ra mắt sau version 9.1 khoảng 1 tháng (chính xác là vào ngày 8/4/2020). Đây là phiên bản Beta của ngôn ngữ Angular.

Các phiên bản của Angular

Những tính năng nổi bật của Angular

Cơ chế Two-Way Data Binding

Đây là tính năng được nhiều lập trình viên là đánh giá là ấn tượng nhất trong Angular. Với tính năng này, mọi thay đổi trên view, dù là nhỏ cũng đều được cập nhật tự động trên model vào Component Class, và người lại.

Ngoài ra, nó còn hỗ trợ Property Binding, Nhờ có tính năng này, mà các lập trình viên có thể tạo ra mối liên quan giữa thuộc tính HTML và Component Class, lúc này mọi dữ liệu sẽ được xuất hiện tự động trong view thông qua việc điều khiển DOM.

Hỗ trợ cơ chế Routine mạnh mẽ

Angular cung cấp cơ chế Routine đồng bộ trên các trang và cho phép chúng ta có thể tạo ra SPA. Đồng thời, hỗ trợ hiển thị đúng view vào đúng thời điểm và mục đích điều hướng.

Đặc biệt, Angular còn giúp định nghĩa các Route cho mỗi Page View trên từng ứng dụng. Developer sẽ kích hoạt Route dựa vào sự tương tác của các người dùng.

Mở rộng HTML

Thông qua Angular, các lập trình viên dễ dàng sử dụng được cấu trúc tương tự như điều kiện IF, vòng lặp FOR, cùng những biến địa phương "local variables".

Thiết kế Module hóa

Người dùng chỉ có thể tổ chức và quản lý tốt các source code, thông qua quá trình tạo Angular Module. Do Angular hoạt động dựa trên việc tiếp cận các thiết kế Module hóa.

Hỗ trợ quá trình làm việc với Back End

Nhờ có Angular mà việc kết nối với Back End Server trở nên dễ dàng, thực thi việc nhận dữ liệu một cách logic.

Cộng đồng hỗ trợ rộng lớn

  • Cung cấp nhiều nguồn dữ liệu đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao qua các API, có hẳn một Tutorial Basic được tạo nên bởi cộng đồng những người sử dụng Angular.
  • Sử dụng mã nguồn mở.
  • Được phát triển bởi Google và thường xuyên cập nhật phiên bản mới.

Các phiên bản của Angular