Giới thiệu các phiên bản Angular

Giới thiệu các phiên bản Angular
Angular - một trong những Framework hỗ trợ đắc lực cho các công việc ở phía Frontend và thường xuyên được update lên những phiên bản mới.

Tìm hiểu về Angular

Angular nổi tiếng là một Framework được phát triển bởi Google với sự hỗ trợ của JavaScript, thường được ứng dụng vào quá trình xây dựng web ở phía Frontend. 

Cũng chính điều này, nên Angular còn được gọi bằng cái tên AngularJS.

Khi làm việc cùng Angular, lập trình viên có thể sử dụng HTML như ngôn ngữ mẫu, đồng thời dễ dàng mở rộng cú pháp trong HTML phục vụ quá trình diễn đạt các thành phần ứng dụng một cách rõ ràng và súc tích.

Databinding và Dependency Injection là hai tính năng nổi bật trong AngularJS, giúp loại bỏ những phần code thường xuyên phải viết và có thể thực hiện trên hầu hết các trình duyệt khiến nó trở thành đối tác lý tưởng đối với mọi công nghệ Server.

Muốn việc học Angular trở nên dễ dàng hơn, bắt buộc bạn phải có kiến thức nền tảng về Javascript, Object, String...

AngularJS hoạt động dưới dạng Single Page, lấy data thông qua các API, thế nên bạn cần có các kỹ thuật liên quan đến HTML, AJAX.

Giới thiệu các phiên bản Angular

Các phiên bản Angular

Cho đến thời điểm hiện tại, Angular đã được trình làng với các phiên bản sau:

  • AngularJS: Được ra mắt vào 20/10/2010 bởi Misko Hevery và là một JavaScript-based sử dụng mã nguồn mở, có khung ứng dụng web Frontend. Hoạt động tuân theo quy tắc của mô hình MVC (Model-View-Controller).
  • Angular 2: Phiên bản này được ra mắt vào tháng 3/2015, hỗ trợ đơn giản hóa và tối ưu cho quá trình phát triển sử dụng Framework này. Ở phiên bản này, Angular được tạo ra hoàn toàn bằng TypeScript.
  • Angular 4: Chính thức trình làng vào tháng 3/2017, là một phiên bản nâng cấp dụa trên Angular 2 giúp cho việc xây dựng chương trình được thực hiện một cách nhanh chóng và có kích thước nhỏ gọn hơn xuống 60%.
  • Angular 5: Phát hành vào ngày 1/11/2017, nhằm mục đích thay đổi tốc độ và kích thước khiến nó nhanh và nhỏ hơn so với Angular 4. Sở hữu các tính năng nổi bật như:
    • Sử dụng HTTPClient thay cho HTTP.
    • Sử dụng mặc định RxJs 5.5.
    • Multiple export aliases.
    • Internationalized Pipes for Number, Date and Currency.
    • Tối ưu hóa Build Production thông qua công cụ build optimizer được tích hợp sẵn trong CLI.
    • Tốc độ biên dịch sẽ được cải thiện với sự hỗ trợ của TypeScript Tranforms.
  • Angular 6: Phát hành vào tháng 5/2018, với những tính năng nổi bật như:
    • Sử dụng RxJS v6 với syntax thay đổi.
    • Bộ công cụ phát triển thành phần (CDK)
    • Bổ sung thêm hai lệnh CLI góc cạnh.
    • Có không gian làm việc CLI.
    • Cải tiến hiệu suất hoạt ảnh.
    • Thành phần khởi động vật liệu góc.
    • Cung cấp thư viện hỗ trợ.
  • Angular 7: Hoạt động vào tháng 10/2018, với những tính năng cải tiến sau:
    • ScrollingModule hỗ trợ quá trình scroll load dữ liệu.
    • Được cập nhật RxJS 6.3.
    • Drag and Drop giúp dễ dàng thêm tính năng kéo và thả vào một mục.
  • Angular 8: Đưa vào hoạt động kể từ ngày 28/5/2019, sở hữu những tính năng nổi bật như: 
    • Có thể nhập động cho cấu hình tuyến.
    • Hỗ trợ một số API không gian làm việc trong CLI.
    • Dynamic imports for lazy routes.
    • ...
  • Angular 9: Chính thức đưa vào sử dụng ngày 6/2/2020, các ứng dụng đều được sử dụng dựa trên trình biên dịch Ivy. Hỗ trợ tối ưu các công việc cho các Dev với những tính năng nổi bật:
    • Gỡ lỗi tốt hơn.
    • Kiểm tra nhanh hơn.
    • Kích thước gói nhỏ hơn.
    • Kiểm tra loại cải tiến.
    • Cải thiện lỗi bản dựng.
    • Cải thiện lớp CSS và liên kết kiểu.
    • Cải thiện thời gian xây dựng, bật AOT theo mặc định.
  • Angular 10: Chỉ mới vừa được phát hành vào tháng 6/2020, sở hữu những ưu điểm như:
    • Sử dụng TypeScript 3.9.
    • TSLib đã được cập nhật lên v2.0.
    • TSLint đã được cập nhật lên v6.
    • Cấu hình trình duyệt mặc định mới.
  • Angular 11: Phát hành sau phiên bản 10 chỉ 2 tháng, hỗ trợ các tính năng như:
    • Hỗ trợ webpack 5 ở bản thử nghiệm.
    • Linting.
    • Khả năng tự động in dòng của font chữ.
    • Khai thác kiểm tra thành phần.
    • Hỗ trợ thay thế module nóng được cập nhật (HMR).
    • Báo cáo và ghi nhật ký được cải thiện.
    • ...
  • Angular 12: Chính thức đưa vào hoạt động trên thị trường vào tháng 5/2021, sở hữu khá nhiều những ưu điểm nổi bật, hỗ trợ tối đa cho mọi công việc lập trình đạt hiệu quả cao.

Tính đến thời điểm hiện tại, Angular đã được cập nhật lên phiên bản 14, mang đến cho nhà phát triển những trải nghiệm mới mẻ và thú vị trong quá trình tạo ra các chương trình.

Giới thiệu các phiên bản Angular

Ưu và nhược điểm của Angular

Ưu điểm của Angular

  • Có khả năng ràng buộc dữ liệu ở cả hai chiều.
  • Hỗ trợ việc thử nghiệm, tích hợp.
  • Tương thích với nhiều nền tảng thiết bị.
  • Thuận tiện hơn trong việc tái sử dụng Component.
  • Tiết kiệm thời gian viết code của lập trình viên với một số chức năng đặc trưng.
  • Cung cấp khả năng data binding tới HTML, mang lại cho người dùng cảm giác linh hoạt và thân thiện.

Nhược điểm của Angular

  • Khả năng bảo mật kém.
  • Hạn chế sử dụng trên một số trình duyệt.

Giới thiệu các phiên bản Angular