Angular được xem như một Framework khá hữu ích, hỗ trợ đắc lực cho mọi công việc liên quan đến thiết kế giao diện web.
Ngôn ngữ lập trình Angular là gì?
Angular được biết đến là một Framework của JavaScript, hoạt động dựa trên mã nguồn mở, chính thức đưa vào phục vụ thị trường năm 2009. Sau đó, nó được duy trì và phát triển bởi Google.
Nhiệm vụ chính của Angular là hỗ trợ các công việc liên quan đến thiết kế web của Front-end, đặc biệt khá hữu ích đối với các lập trình viên thường xuyên cắt HTML cao cấp.
Angular hoạt động với mô hình MVC, hỗ trợ các công việc chủ yếu ở phía Client tạo ra các ứng dụng web động, mang lại cho người dùng những trải nghiệm thú vị khi sử dụng.
Nhờ có Angular, các lập trình viên có thể nhanh chóng tạo ra các Single Page Application, thông qua việc sử dụng HTML và TypeScript.
Tính đến thời điểm hiện tại, Angular đã được nâng cấp và phát triển với những phiên bản sau:
- Angular JS: Được chính thức ra mắt vào ngày 20/10/2010.
- Angular 2: "Trình làng" vào tháng 3/2015.
- Angular 4: Đưa vào hoạt động vào tháng 3/2017.
- Angular 5: Được phát triển vào ngày 01/07/2017.
- Angular 6: Ra mắt vào ngày 03/05/2018.
- Angular 7: Được đưa vào phục vụ thị trường ngày 18/10/2018.
- Angular 8: Chính thức được giới thiệu với giới chuyên gia vào 28/5/2019.
- Angular 9: Hoạt động chính thức vào 06/02/2020.
- Angular 9.1: Chính thức phát hành vào 25/03/2020.
- Angular 10: Được phát hành với phiên bản Beta vào 08/04/2020.
Tính năng nổi bật của ngôn ngữ lập trình Angular
Khi sử dụng ngôn ngữ Angular trong quá trình làm việc, các lập trình viên sẽ được hỗ trợ các tính năng nổi bật như:
- Temple: Hỗ trợ hiển thị các thông tin từ Controller, đây là một tính năng thuộc quyền quản lý của View.
- MVC và MVVM: Hỗ trợ việc phân chia các ứng dụng không mang nhiều thành phần, liên kết với MVC.
- Filter: Đảm nhận việc lọc tập hợp con trong item, sau đó trả chúng về mảng mới.
- Directive: Hỗ trợ cho quá trình tạo thẻ HTML, các loại thường được sử dụng bao gồm ngModel, ngBind.
- Khả năng mở rộng HTML: Sử dụng cấu trúc lập trình tương tự như điều kiện IF, những Local Variables hay vòng lặp FOR để render cho các Control.
- Cộng đồng hỗ trợ lớn: Cung cấp đến người dùng nguồn tài nguyên phong phú, từ cơ bản đến nâng cao, giúp cho việc ứng dụng Angular vào công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
- Data-binding: Hỗ trợ quá trình đồng bộ hóa các dữ liệu giữa hai chiều Model và View, khi có bất kỳ sự biến động nào xảy ra trong View.
- Scope: Đóng vai trò như môi trường trung gian, hỗ trợ việc giao tiếp giữa Controller và View trong quá trình làm việc.
- Routing: Thực hiện việc điều hướng, chuyển đổi dữ liệu trong Controller. Có thể thông qua tính năng này để tạo SPA.
- Deep link: Hỗ trợ cho quá trình mã hóa trạng thái ứng dụng trong URL, có khả nảng đánh dấu với công cụ tìm kiếm.
- Dependency Injection: Với tính năng này thường được hỗ trợ trong phiên bản AngularJS, giúp cho các chương trình tạo ra sở hữu khả năng phát triển, cùng thao tác đơn giản và dễ thực hiện khi kiểm tra.
Những lý do nên sử dụng ngôn ngữ lập trình Angular
- Tạo ra những ứng dụng có kích thước nhẹ, nhưng vẫn đạt hiệu suất tối đa.
- Việc code HTML sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, nhờ sở hữu các cấu trúc nổi bật như Local Variables, IF và FOR.
- Kết hợp cùng Phonegap, giúp các lập trình viên nhanh chóng tạo ra ứng dụng Mobile và Mobile Web.
- Hỗ trợ tạo ra CSS3 Animations.
- Nhanh chóng khắc phục được các bài toán logic trong Back-end Server trong việc giao tiếp.
- Các nội dung bên trong hoàn toàn có thể được xây dựng và tái sử dụng dễ dàng, nhờ vào các khối Module hoạt động độc lập.