Bạn đang có ý định tự học front end, nhưng chưa biết lựa chọn như thế nào cho phù hợp. Vậy thì hãy tham khảo lộ trình mà Tự Học Lập Trình đưa ra bên dưới nhé!
Tìm hiểu về cách một website hoạt động
Front end được biết đến là phần giao diện của mỗi website, đây là phần sẽ tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người dùng trong mỗi lần "ghé thăm" trang web.
Chính vì thế, muốn thực hiện các công việc liên quan đến front end hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu lộ trình tự học front end của mình chính là tìm hiểu về cơ chế hoạt động của một website.
Một trong những kiến thức bắt buộc phải biết khi tìm hiểu về cơ chế hoạt động của website, chính là HTTP, Domain Names, Hosting, Browsers, cùng cách hoạt động của chúng.
Để quá trình tìm hiểu về cơ chế hoạt động của website trở nên hiệu quả, bạn bắt đầu việc học của mình với những điều sau:
- Mạng Internet là gì? Nó hoạt động như thế nào?
- HTTP là gì? Nó hoạt động như thế nào?
- Browsers là gì? Cách hoạt động của Browsers ra sao?
- Domain và Hosting là gì?
- DNS hoạt động như thế nào?
Trang bị vững vàng kiến thức nền tảng về HTML và CSS
Trong front end, HTML và CSS được biết đến là hai trong số ba thành phần vô cùng quan trọng, hỗ trợ lập trình viên trong việc xây dựng và phát triển một website chuẩn.
HTML là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, thường được ứng dụng vào việc xây dựng "khung xương" cho toàn bộ website. Nhờ có HTML, cho phép định dạng được những nội dung muốn hiển thị trên trình duyệt. Để thực hiện việc này, bạn chỉ cần nhớ khoảng 20 thẻ HTML là đủ.
Còn CSS sẽ là một công cụ hữu ích, hỗ trợ lập trình viên trong các công việc liên quan đến thiết kế, đồng thời giúp giao diện web trở nên bắt mắt và hấp dẫn. Đặc biệt, khiến website hoạt động tương thích trên mọi nền tảng thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại, máy tính bảng...
Với sự hỗ trợ của HTML và CSS, đảm bảo mọi công việc của bạn sẽ nhanh chóng được giải quyết, đồng thời đạt hiệu suất tối ưu về kết quả.
Tuy đây là hai ngôn ngữ vô cùng đơn giản và dễ học, nhưng bạn cũng nên đầu tư thời gian trải nghiệm trong nhiều dự án thực tế, để có thể dễ dàng nắm vững được những kiến thức liên quan.
Học cách sử dụng Git và GitHub
Git được biết đến như một Version Control, hỗ trợ bạn trong việc quản lý các thay đổi của code. Nó thực hiện quản lý code theo từng phiên bản, cho phép bạn dễ dàng quay lại những dòng code cũ mà không làm phát sinh lỗi.
Trong quá trình sử dụng Git, bạn cần làm quen với các câu lệnh cơ bản của Git trong Command Line.
Ngoài ra, để hỗ trợ hiệu quả hơn khi sử dụng GitHub, bạn cần tạo một tài khoản trên đó, nhằm phục vụ tốt hơn cho việc lưu trữ code thông qua Repository.
Thường xuyên làm việc cùng JavaScript
Như bạn đã biết, HTML/CSS và JavaScript được xem như bộ ba hỗ trợ tối thiểu cho lập trình viên trong các công việc lập trình web.
Vậy nên, nếu đã nắm vững các kiến thức nền tảng về HTML và CSS, thì việc trau dồi thêm kiến thức của JavaScript là điều vô cùng cần thiết, để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các công việc front end của bạn.
JS hiện cũng được xem như một ngôn ngữ có mức độ sử dụng phổ biến trong giới lập trình.
JavaScript không chỉ hỗ trợ được cho front end, mà còn được ứng dụng trong cả các công việc của back end, Mobile App, Desktop App và IoT.
Muốn là việc hiệu quả hơn với JavaScript, bạn cần phải nắm vững một số kiến thức cơ bản về Data Types, Variables, Functions, Arrays, Objects, DOM, ES6+...
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những khái niệm như Scope, Prototype, Closures, Async Await, Event Bubbling, Shadow DOM, Hoisting, Strict và còn nhiều thứ khác.
Lựa chọn một thư viện / Framework phù hợp
Thư viện hay Framework được biết đến là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong công việc của các lập trình viên hiện nay.
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều Framework cho bạn lựa chọn, với mỗi loại lại hỗ trợ cho một mục đích sử dụng khác nhau.
Nhu cầu sử dụng Framework hiện nay, gồm có React, Vue và Angular là phổ biến, đặc biệt nhất vẫn là React.JS.
Đối với người mới, Angular là một lựa chọn tuyệt vời, bởi tính chất tương đối đơn giản của nó, cùng với khả năng hỗ trợ tình trạng Lazy Loading.
Ngoài ra, HTTP Client của Angular còn hỗ trợ Interceptor, Dependency Injection, Component CSS Encapsulation mà không cần lo về các thư viện ngoài, giúp giảm bớt tính phức tạp cho thư viện.
Tuy nhiên, đội ngũ hỗ trợ cho React luôn cao hơn Facebook, họ liên tục làm việc và đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện tối ưu nó.
Chính bởi lsy do này mà những lập trình viên Newbie không nên chọn Framework theo độ hot hoặc vì sở thích cá nhân, mà phải đảm bảo tính phù hợp với mình nhất.
Tối ưu code với SASS
SASS được phát triển nhằm hỗ trợ các lập trình viên trong việc tạo ra những dòng code "sạch" sau quá trình làm việc cùng CSS.
Nhờ có SASS, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng khi làm việc với CSS, đồng thời hạn chế được những dòng code bị trùng lặp trong chương trình.
Ngoài ra, nó còn hỗ trợ tối ưu cho việc chỉnh sửa và update code nhanh chóng và thuận tiện hơn, giúp các công việc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Tự Học Lập Trình, sẽ giúp các bạn tìm và xây dựng được cho mình lộ trình tự học front end hiệu quả và phù hợp với bản thân mình nhé!