Hiện nay có rất nhiều người đã lựa chọn hình thức tự mình học lập trình Android ở nhà thay vì đến các trung tâm tin học.
Hiện nay, Android là một nền tảng phổ biến nhất với số lượng người sử dụng lên đến hàng tỷ người. Chính vì vậy mà nghề lập trình viên Android ngày càng trở nên hot hơn bao giờ hết, nó không chỉ mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người học mà còn mang lại nhiều giá trị, cả về mặt cá nhân và tài chính. Có rất nhiều người đã lựa chọn hình thức tự mình học lập trình Android ở nhà thay vì đến các trung tâm tin học.
Tuy nhiên, việc tự học lập trình Android cũng có đôi khi không mang lại kết quả như mong đợi. Nhưng trước hết, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cách tự học lập trình Android dành cho người mới bắt đầu sao cho thật hiệu quả nhé!
Lập trình Android là gì?
Lập trình Android là nghề lập trình sử dụng các ngôn ngữ lập trình để viết và phát triển các phần mềm, nhằm gia tăng tiện ích cho các thiết bị di động.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị di động thông minh như hiện nay thì nghề lập trình Android thật sự là một nghề rất hot. Chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng lập trình viên Android cũng ngày càng tăng cao.
Nếu như bạn đang băn khoăn về đối thủ lớn nhất của Android là iOS thì cũng đừng lo lắng! Bởi vì mỗi nền tảng khác nhau sẽ đem lại cho người sử dụng những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.
Tại sao nên học lập trình Android?
Như đã đề cập, nền tảng di động thông dụng nhất hiện nay đó chính là Android và iOS, đây là hai hệ điều hành đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trên hầu hết các thiết bị smartphone. Chính vì vậy, nếu bạn học lập trình Android thì có thể bạn đã nắm bắt được 50% thị trường lập trình di động rồi đấy!
Nghề lập trình viên Android mang lại rất nhiều giá trị, mức lương của ngành nghề này cũng là một mức lương mơ ước đối với các lập trình viên nói chung, cũng như các lập trình viên Android nói riêng. Bên cạnh đó, nếu bạn thật sự có khả năng, bạn cũng có thể tự mình tạo ra thu nhập cá nhân bằng cách tự thiết kế các ứng dụng như mini game trên thiết bị di động, sau đó public nó, nếu mini game mà bạn tự thiết kế có nhiều người chơi thì bạn sẽ có thêm nguồn thu nhập cho riêng mình.
Các kiến thức cơ bản cần nắm khi tự học lập trình Android
Ngôn ngữ lập trình Android
Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên Android, thì trước hết bạn cần phải biết các ngôn ngữ lập trình dùng để xây dựng nó. Các ngôn ngữ lập trình Android bao gồm:
Java
Java là một trong những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến, giúp cho các lập trình viên phát triển các ứng dụng mà có thể chạy trên nhiều thiết bị phần cứng và nhiều hệ điều hành khác nhau.
Nếu bạn đang có ý định xây dựng một ứng dụng Android, thì có một tỉ lệ rất cao là bạn sẽ phải làm việc với ngôn ngữ lập trình Java.
Khi bạn phát triển ứng dụng di động bằng ngôn ngữ lập trình Java, bạn có thể thỏa sức sáng tạo của bản thân để xây dựng bất kì loại ứng dụng nào mà bạn mong muốn.
Kotlin
Kotlin là một loại ngôn ngữ lập trình tĩnh được phát triển dành cho các ứng dụng đa nền tảng hiện đại, 100% tương thích với Android.
Kotlin được phát triển để giải quyết một vài vấn đề vẫn còn tồn tại trong Java. Theo đa số người sử dụng ủng hộ việc dùng Kotlin, thì cấu trúc của nó đơn giản và ngắn gọn hơn, do đó dòng code sẽ không còn rườm rà và dài dòng nữa. Điều này có tác dụng giúp cho người viết tập trung trong việc giải quyết vấn đề hơn là cố xoay sở với những câu lệnh dài dòng và phức tạp. Bên cạnh đó, ngôn ngữ lập trình Kotlin và ngôn ngữ lập trình Java cũng có thể được kết hợp với nhau trong cùng một dự án để khai thác hết tất cả các thế mạnh của cả 2 loại ngôn ngữ lập trình này.
Lựa chọn môi trường và công cụ phát triển phù hợp
Để trở thành một lập trình viên Android, trước hết bạn cần phải làm quen với môi trường phát triển tích hợp các công cụ xây dựng tự động hóa.
Đối với các công cụ phát triển, bạn có thể sử dụng Eclipse, hoặc phiên bản mới hơn và phổ biến hơn dành cho lập trình Android là Android Studio, cả hai đều là miễn phí để sử dụng.Còn đối với các công cụ xây dựng tự động hóa, hãy tìm hiểu về Apache Ant, Maven Apache và Gradle, chúng cung cấp cho bạn một bộ công cụ mạnh mẽ để quản lý xây dựng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải làm quen với khái niệm kiểm soát nguồn và các công cụ phù hợp.
Fragmetation (Sự phân mảnh)
Theo như thống kê, mặc dù Android là hệ điều hành trên thiết bị di động có lượng người dùng lớn nhất hành tinh, thế nhưng so với hệ điều hành iOS, có một điều mà hiện tại Android không thể làm được, đó là tính thống nhất của tất cả các phiên bản.
Hiện nay, hệ điều hành Android đang bị phân thành rất nhiều phiên bản khác nhau. Đây chính là hệ quả của việc Google cho phép các nhà sản xuất tùy biến hệ điều hành trên thiết bị điện thoại di động của họ. Điều này có nghĩa là nó có thể tương thích với thiết bị này nhưng có thể lại không tương thích và gây ra hiện tượng bị treo máy khi cài vào một chiếc smartphone khác.
Mặc dù Google đã và đang cố gắng nỗ lực để biến tất cả các phiên bản Android về thành một thể thống nhất, thế nhưng đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có giải pháp nào để khắc phục điều này. Chính vì vậy, khi học lập trình ứng dụng trên nền tảng Android, bạn cần phải thật sự hiểu rõ về sự “phân mảnh” này, để từ đó có thể xác định rõ được các tài nguyên mà mình đang nghiên cứu thuộc phiên bản nào.
Ứng dụng Android, Activity, Fragments và các thành phần Services.
Tất cả các ứng dụng hỗ trợ cho việc học lập trình Android bao gồm một lớp ứng dụng, cùng với một hoặc nhiều hoạt động với một hoặc nhiều mảnh. Bạn có thể có hoặc không có các dịch vụ cho các nhiệm vụ nền cần phải chạy liên tục. Thông qua việc tìm hiểu về nguyên tắc cơ bản Android, từ việc xây dựng Apps Android với Java và JavaScript, bạn có thể hiểu được các yếu tố cần thiết của các thành phần này.
Threads, Tasks và Loaders
Nguyên tắc vàng khi thiết kế các ứng dụng trên thiết bị điện thoại di động là cung cấp một "trải nghiệm người dùng tuyệt vời", do đó với hệ thống chính hay còn gọi là giao diện người dùng không bao giờ bị chặn để có thể đảm bảo một giao diện người dùng mượt mà. Chính vì vậy mà hoạt động lâu dài ( bao gồm mạng, I/O, tính toán) đều phải chạy một cách không đồng bộ trong nền, thường là dựa trên một chủ đề khác nhau thực hiện. Bạn cần phải tìm hiểu rõ các phương tiện ngôn ngữ đồng thời Java.
Học lập trình Android có khó hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi này có thể nói là học lập trình Android dễ hay khó vẫn phải phụ thuộc nhiều nhất vào sự kiên nhẫn và niềm đam mê của chính bạn.
Việc học lập trình Android không hề khó nhưng cũng không hề dễ. Để xây dựng được một ứng dụng hay một game chuyên nghiệp, bạn cần hội tụ đủ rất nhiều yếu tố, trước hết là kiến thức vững vàng và các kinh nghiệm mà bạn đã đúc kết được trong quá trình học hỏi, cũng như làm việc.
Nếu như bạn kiên trì, bạn hoàn toàn có thể tự mình học lập trình Android nhưng vẫn rất hiệu quả. Và nếu như bạn có đam mê và nhiệt huyết cùng với sự cố gắng, bạn nhất định sẽ thành công trong lĩnh vực này.