Unity là gì?
Unity là một trong những phần mềm hỗ trợ rất nhiều vào công việc sáng tạo ra vô số tựa game "hot" trên thị trường.
Unity là gì?
Unity là một "cái tên" vô cùng quen thuộc đối với tất cả những ai đã và đang làm việc trong lĩnh vực lập trình game.
Nó được giới thiệu đến công chúng vào năm 2005 bởi công ty Unity Technologies và đồng thời, cho phép tạo ra các chương trình chạy trên hệ điều hành OS X.
Vì Unity hỗ trợ rất tốt trong việc tạo ra các chương trình có đồ họa 2D và 3D, nên nó đã trở thành một phần mềm luôn được các lập trình viên game "săn đón".
Để có thể tạo ra một chương trình hoàn chỉnh trong Unity, các game developer thường sẽ sử dụng 03 ngôn ngữ chính là C#, UnityScript và Boo.
Tuy nhiên, C# vẫn được xem là ngôn ngữ chủ đạo nhất.
Cho đến thời điểm hiện tại, các tựa game được tạo ra nhờ Unity đã có thể hoạt động trên 27 nền tảng khác nhau và phục vụ tốt mọi nhu cầu sử dụng của người dùng.
Vì sao nên sử dụng Unity?
- Mọi chương trình được xây dựng bởi Unity có khả năng vận hành tốt trên nhiều nền tảng khác nhau.
- Cung cấp sẵn nguồn tài nguyên hỗ trợ phong phú, phù hợp cho đối tượng lập trình viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Có thư viện đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu sáng tạo của người dùng.
- Cộng đồng hỗ trợ lớn mạnh, các lập trình viên luôn nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn trong quá trình sử dụng Unity.
- Sử dụng C# làm ngôn ngữ lập trình chủ đạo.
- Được nhiều "ông lớn" trong thị trường game ưa chuộng.
- Hỗ trợ networking, phục vụ cho việc xây dựng MMO game.
Lập trình viên Unity phải thực hiện những công việc gì?
Dựa vào đặc thù riêng của mỗi công ty mà bảng mô tả công việc của vị trí lập trình viên Unity cũng sẽ có những sự khác nhau.
Nhưng xét về tổng thể thì công việc thường ngày của các lập trình viên Unity thường bao gồm:
- Phối hợp với team design cùng đưa ra ý tưởng và các thông số kỹ thuật chính xác cho game.
- Xây dựng chiến lược phát triển game cụ thể.
- Lập kế hoạch xây dựng các chức năng cần có cho game.
- Biến các ý tưởng thành chức năng thực tế.
- Viết mã cho game.
- Tìm và fix bug.
- Kiểm tra các chức năng trong game để tiến hành "trình làng".
- Luôn đảm bảo game đáp ứng được xu hướng mà người dùng cần tại thời điểm hiện tại.
- Update và tiến hành sửa chữa các lỗi theo đóng góp của người dùng khi có báo cáo đóng góp.