Các kiến thức về lập trình mạng là một trong những điều bắt buộc phải nắm với lập trình viên và với ai đang có ý định tìm hiểu về lập trình.
Với những ai đang có ý định tìm hiểu về lập trình, thì đây là những điều cơ bản liên quan đến lập trình mạng mà bạn cần phải biết:
Lập trình mạng là gì?
Mạng máy tính là hệ thống mạng viễn thông kỹ thuật số, cho phép các nút mạng chia sẻ tài nguyên giữa các kết nối, hoặc các liên kết dữ liệu.
Các nút mạng này sẽ được xác định thông qua địa chỉ mạng. Trên thị trường hiện nay, chúng đang được sử dụng thông qua 4 loại cơ bản như:
- Local Area Network - LAN.
- Wide Area Network - WAN.
- Metropolitan Area Network - MAN.
- Personal Area Network - PAN.
Thông qua những điều trên, ta có thể thấy được lập trình mạng được xem là một công việc với mục đích thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng doanh nghiệp đang hoạt động trên Internet.
Nhiệm vụ chính của người thực hiện lập trình mạng, chính là tạo ra một chương trình mạng và giúp nó có thể vận hành được trên các nền tảng máy tính khác nhau.
Đồng thời, hỗ trợ các nút mạng đó có thể chia sẻ dữ liệu, thực hiện việc truyền tin một cách an toàn và hiệu quả.
Lập trình mạng sẽ bao hàm những yếu tố sau:
- Kiến thức mạng truyền thông, bao gồm mạng máy tính, PSTN…
- Mô hình lập trình mạng, được thể hiện thông qua:
- Mạng - LAN.
- Mạng diện rộng - WAN.
- Mạng đô thị - MAN.
- Mạng cá nhân - PAN.
- Virtual Private Network - VPN.
- Storage-Area Network - SAN.
- Ngôn ngữ lập trình mạng Java .NET, C/C++, Delphi, Javascript…
Ngôn ngữ lập trình mạng
Hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều được ứng dụng trong lập trình mạng.
Với mỗi một ngôn ngữ lại sở hữu cho mình những ưu và nhược điểm riêng, thế nên sẽ không có khái niệm tối ưu cũng như tốt nhất dành thể hiện cho bất kỳ ngôn ngữ nào.
Ngoài ra, một ngôn ngữ nó lại nhận được sự hỗ trợ từ tư viện API với các mức độ khác nhau.
Do đó, chỉ có thể lựa chọn cho mình một ngôn ngữ phù hợp hỗ trợ lập trình mạng dựa trên các tiêu chí như ứng dụng mạng, hệ điều hành cũng như thói quen sử dụng ngôn ngữ của mỗi người.
Dưới đây là một số ngôn ngữ thường được các nhà lập trình mạng lựa chọn:
- Assembly Language - Hợp ngữ.
- Visual C++, VB, Delphi.
- Javascript.
- Java - Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, dùng cho mọi mục đích chung.
- Tcl - Ngôn ngữ lệnh công cụ, ngôn ngữ lập trình động mục đích chung.
- Bash - Đóng vai trò như một công cụ giao diện dòng lệnh.
- Python - Ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở.
- C/C++.
- ASP.
- .NET.
Những kiến thức đi kèm khác
Ngoài những điều quan trọng trên cần phải nắm về lập trình mạng, bạn cần phải trang bị thêm cho mình những kiến thức liên quan như:
- Ansible: Công cụ mã nguồn mở cho IaC.
- Docker: Nền tảng chứa mã nguồn mở.
- XML: Ngôn ngữ đánh dấu có thể mở rộng.
- Mạng Linux cùng một số kỹ năng liên quan đến Linux.
- API REST: Hỗ trợ chuyển trạng thái đại diện.
- JSON: Ảnh hưởng đến định dạng tệp tiêu chuẩn mở và định dạng trao đổi dữ liệu.
- Git và GitHub: Phần mềm điều khiển phiên bản nguồn mở / giao diện dựa trên website.
- NETCONF - giao thức, A - ngôn ngữ mô hình hóa dữ liệu, NFV - ảo hóa các chức năng mạng.