Android hiện đang là hệ điều hành phổ biến trên thị trường, để viết ra được các App vận hành trên đó, nhà lập trình thường sử dụng những ngôn ngữ bên dưới.
App Android là các ứng dụng được tạo ra nhằm mục đích phục vụ những người dùng đang sử dụng thiết bị di động chạy hệ điều hành Android.
Các App này thường được nhà lập trình tạo ra nhờ có sự hỗ trợ của các ngôn ngữ lập trình, kết hợp cùng một số công cụ. Một trong những ngôn ngữ thường được lựa chọn “góp mặt” trong việc viết App Android, bao gồm:
Ngôn ngữ Lua
Lua là một ngôn ngữ mã nguồn mở, sở hữu tính đơn giản và được rất nhiều lập trình viên Android tin tưởng lựa chọn.
Đây là một ngôn ngữ lập trình cấp cao, thường “góp mặt” trong quá trình xây dựng nên các ứng dụng trò chơi nổi tiếng như Angry Birds và Warcraft.
Lua mang trong mình đặc điểm nhỏ gọn, có thể vận hành đa nền tảng và đặc biệt là hoạt động không phụ thuộc vào phần cứng.
Cũng chính bởi điều này đã giúp Lua sở hữu cấu trúc linh động, hạn chế được sự dư thừa, dễ dàng sử dụng và kiểm tra.
Ngôn ngữ Kotlin
Tuy là một ngôn ngữ mới được sử dụng trong lập trình Android, nhưng Kotlin được nhiều chuyên gia nhận định rằng nó sẽ “soán ngôi” của Java và trở thành ngôn ngữ chính thức trong việc viết App Android.
Kotlin là ngôn ngữ lập trình dành cho các ứng dụng đa nền tảng, có kiểu gõ tĩnh, hoặt động dựa trên mã nguồn mở và đặc biệt có thể hoạt động tương thích với Java.
Ngôn ngữ này được tạo ra với mục đích khắc phục những sự cố còn tồn tại trong Java.
Nhờ đó, Kotlin dễ đọc, có bố cục hợp lý, sở hữu mã ngắn hơn, dễ nhập hơn và mang nhiều tính năng bảo mật hơn.
Thế nên, nếu bạn còn đang phân vân chưa biết nên chọn ngôn ngữ nào để viết App Android, thì Kotlin chắc chắn sẽ là ngôn ngữ tuyệt vời giúp bạn thực hiện tốt công việc của mình đấy!
Ngôn ngữ Java
Là ngôn ngữ đầu tiên được lựa chọn viết ra các App Android trên thị trường. Có thể nói, Java vẫn là một ngôn ngữ lập trình Android tốt nhất.
Đối với nhiều lập trình viên, Java không chỉ là sự lựa chọn tốt nhất trong việc phát triển các ứng dụng trên Big Data, mà còn cả trên Android.
Bởi Java là ngôn ngữ mã nguồn mở, nổi tiếng với khả năng dễ thực thi, dễ sử dụng và đặc biệt dễ tiếp cận.
Nhưng Java lại không mấy thích hợp với những người mới bắt đầu, bởi chứa chứa nhiều chủ đề phức tạp như hàm tạo, ngoại lệ con trỏ null, đồng thời, ngoại lệ đã kiểm tra…
Muốn thực hiện tốt các công việc liên quan, Google khuyên các nhà lập trình nên sử dụng kết hợp cùng Android Studio trong quá trình “hợp tác” cùng Java.
Bộ 3 ngôn ngữ HTML5, CSS và JavaScript
Không chỉ là bộ 3 “trợ thủ” đắc lực đối với các công việc của lập trình Frontend, mà HTML5, CSS và JavaScript còn hỗ trợ hiệu quả trong quá trình viết App Android.
Xét về bản chất, khi kết hợp HTML5, CSS và JavaScript trong việc viết App là bạn đang xây dựng một nên một ứng dụng web có thể hiển thị dưới dạng Offline App thông qua nền tảng ảo.
Để có thể hỗ trợ hiệu quả cho quá trình này, nhà lập trình cần nhờ đến sự hỗ trợ của Adobe Cordova - một khuôn khổ mã nguồn mở hỗ trợ cho cả Windows 10 Mobile, iOS, Firefox, Blackberry…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của lonic Framework, để tạo ra những App vận hành tốt hơn, nhưng ngược lại đòi hỏi công sức thực hiện nhiều hơn.
Ngôn ngữ Python
Với những người mới làm quen về lập trình Android, thì Python là một ngôn ngữ thích hợp dành cho bạn. Bởi trong quá trình sử dụng, ngôn ngữ này không đòi hỏi sự hỗ trợ từ quá nhiều phần mềm để hoàn thiện các công việc.
Không những vậy, Python cũng là một ngôn ngữ nổi tiếng với sự dễ hiểu và đơn giản. Đồng thời, nó còn cho phép nhà lập trình viết thử các Script và tiến hành chạy thử nghiệm ngay trên chính thiết bị Android đang sử dụng.
Ngoài ra, bạn còn có thể tự xây dựng một phiên bản APK đầy đủ cho riêng mình, khi đã sử dụng thành thạo Python.
Bên cạnh đó, Python còn giúp các nhà lập trình game xây dựng nên các trò chơi có tính phức tạp, có khả năng tăng tốc GPU, phù hợp với đặc điểm về đồ hoạ và các chuyển động phức tạp trong game.
Một trong những App nổi tiếng đang hoạt động trên thị trường với sự “góp mặt” của Android, có thể kể đến như Pinterest, Spotify, Dropbox, Instargram…