Golang và NodeJS có gì khác nhau?

Golang và NodeJS có gì khác nhau?
Gần đây việc lựa chọn giữa Golang và NodeJS đang là vấn đề khiến nhiều lập trình viên băn khoăn. Vậy đâu là môi trường tốt để phát triển?

Trong nhiều năm gần đây, ngoại trừ Google thì một số tập đoàn lớn, nhất là các nhà phát triển của hệ thống ảo hóa Docker cũng đã chuyển sang sử dụng Go. Bởi vì họ cho rằng, việc này có thể làm tăng hiệu suất công việc và mang tính ứng dụng cao.

Nhưng không vì thế mà NodeJS mất chỗ đứng trên thị trường công nghệ, nó vẫn được nhiều lập trình viên sử dụng vì có số lượng module lớn, cấu trúc đơn giản. Đặc biệt, NodeJS phù hợp với việc xây dựng Web App hơn là Golang.

Thông qua bài viết này, Tự Học Lập Trình sẽ điểm qua một vài điểm khác biệt giữa Golang và NodeJS để chỉ rõ từng điểm mạnh và điểm yếu của hai môi trường. 

Tìm hiểu về Golang và NodeJS

Golang là gì?

Golang là tên gọi khác của ngôn ngữ Go, được Google phát triển vào năm 2007. Đây là ngôn ngữ lập trình biên dịch, được nhận định là quá trình cải tiến từ ngôn ngữ C và C++.

Chính vì thế, Golang đã khắc phục được các nhược điểm như:

  • Quản lý dependency kém.
  • Hệ thống rắc rối.
  • Khó quản lý bộ nhớ. 
  • Không có multi - core hỗ trợ. 
  • Thiếu chức năng tính toán song song.
  • Tối giản số lượng code.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về khái niệm, đặc điểm, chức năng của Golang tại đây.

NodeJS là gì?

NodeJS là nền tảng được xây dựng từ JavaScript - based runtime để thực thi mã nguồn JS. Chính vì thế, nó kế thừa hầu hết các tính chất của ngôn ngữ này. JavaScript không còn xa lạ với lập trình viên và chuẩn phát triển trên ECMAScript được xem như một bước tiến hoá hơn là một cuộc cách mạng.

Hãy truy cập vào đây để hiểu rõ hơn về NodeJS nhé!

Golang và NodeJS có gì khác nhau?

Golang và NodeJS có gì khác nhau?

Dựa theo những đánh giá, Golang được cho là thích hợp trong việc phát triển ứng dụng hơn là NodeJS. Tuy nhiên, hãy xét thêm nhiều trường hợp khác để nhận thấy NodeJS vẫn là nền tảng hữu ích. 

Hãy cùng Tự Học Lập Trình so sánh sự khác nhau giữa Golang và NodeJS, để có thể chọn ra một môi trường phù hợp với công việc của mình.

  • Định nghĩa: Golang là ngôn ngữ lập trình, thích hợp cho việc viết mã nguồn thực thi tại server. Còn NodeJS là môi trường thực thi JavaScript ở server.
  • Mức độ trưởng thành: Golang trưởng thành hơn so với tuổi thực của nó. Mặc dù NodeJS được đánh giá là già dặn hơn, nhưng API chưa thật sự ổn định, nhất là khi xuất hiện nhánh IO.js.
  • Hiệu suất chung: Golang có hiệu suất tương đương C, C++. Đồng thời không có máy ảo cũng như biên dịch thành mã máy, nên sở hữu tốc độ chạy chương trình nhanh. Trong khi NodeJS không thể đạt tối đa hiệu suất của CPU hay bộ nhớ trong tác vụ. Nhưng nó vẫn được xem là một trong những giải pháp hỗ trợ tốt nhất.
  • Tính toán đồng bộ: Golang sử dụng goroutines, cho phép thực thi đa luồng, nhất là truyền thông giữa chúng diễn ra nhanh chóng và đơn giản thông qua các kênh. Nhưng NodeJS thì đơn luồng, điều này nghĩa là thông qua cơ chế event - callback đã khiến concurrency phức tạp hơn. 
  • Dễ dàng mở rộng: Golang luôn được xếp vào top những ngôn ngữ có tính năng mở rộng cao nhưng lại gây nhiều rắc rối. Còn NodeJS lại bị đánh giá về môi trường khi mở rộng quy mô hàng loạt. Điều này đã gây phiền phức đối với những cá nhân và tổ chức sử dụng nó.
  • Khả năng phát triển: Do mới xuất hiện trong thời gian ngắn, Golang vẫn còn khá trẻ, chưa thông dụng. Nhưng NodeJS đã có hàng ngàn bài hướng dẫn kèm theo thư viện, platform. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến thời gian và quá trình nghiên cứu.
  • Xử lý lỗi: Golang giúp tổng thể chương trình được nhất quán, do nó đòi hỏi lập trình viên phải thực hiện kiểm tra lỗi một cách rõ ràng, cụ thể. Nhưng NodeJS thì ngược lại.

Golang và NodeJS có gì khác nhau?

Đánh giá so sánh giữa Golang và NodeJS

Nhìn chung, Golang và NodeJS đều có những ưu - nhược điểm khác nhau khi được đem lên bàn cân với nhiều khía cạnh. Chính vì thế, việc chọn ra một công cụ tốt nhất thật sự khó. Nhưng bạn có thể dựa vào độ lớn của ứng dụng cần phải mở rộng để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 

Điển hình như một số package NodeJS mà bạn cần lại không có sẵn trong Golang, thì hãy chọn NodeJS để tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tạo ra chúng.